Bệnh Alzeimer
Trên khắp thế giới hiện có hơn 35 triệu người đang sống với bệnh Alzheimer hoặc những loại bệnh sa sút trí tuệ khác. Trên đây là báo cáo về kết quả của một cố gắng có bể sâu nhất nhắm đánh giá căn bệnh hủy diệt não bộ này—và là một chỉ dấu về tương lai trước viễn ảnh dân số ngày mỗigià Con số nói trên cao hơn khoảng 10 phẩn trăm so với con số các nhà khoa học đã tiên liệu hai năm vể trước bởi vì các nghiên cứu hổi đó đã đánh giá thấp mức ảnh hưởng gia tăng của bệnh Alzheimer tại các nước đang phát triễn
Trừ phi có một đột phá trong ngành y học, theo ước tính của World Alzheimer Projects thì cứ mỗi 20 năm số người bị sa sút trí tuệ lại tăng khoảng gấp đôi và như vậy tới năm 2050 sẽ có tới 115.4 triệu người mắc bệnh này. Bác sĩ Daisy Acosta, trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế về Alzheimer (Alzheimer’s Disease International) cảnh báo “ Chúng ta đang đứng trước một tình huống khẩn cấp”
Từ lâu Hoa kỳ và các nước phát triển khác đã chờ đợi sự tăng nhanh của bệnh Alzheimer. Nhưng báo cáo trên đây nhắm cảnh giác thế giới vể mối đe dọa của bệnh này tại các nước đang phát triển, vì người dân ở các nước này bây giờ sổng đủ lâu để phải đối đầu với căn bệnh đặc biệt của lớp người tuổi tử 65 trở lên .
Tuy rẳng tuổi tác là nguyên nhân chính gây nên bệnh Alzheimer, nhưng một số những yếu tố khác thuờng dẫn tới bệnh tim---mập phì, cholesterol cao, tiểu đường---cũng tăng rủi ro mắc bệnh Alzheimer. Đây là những vấn để cũng đang ngày mỗi nghiêm trọng hơn tại các nước đang phát triển
Bác sĩ Acosta cho biết là tại các nước nghèo “ bệnh sa sút trí tuệ (dementia) được mọi người dấu diếm” và điểu này gây trở ngại cho các cố gắng cải thiện việc định bệnh sớm Ông nói “ tại đây người ta tránh không để cập đến bệnh này” Tỉ như tại Ấn độ những từ ngữ như “ trí óc mệt mỏi” hoặc “đầu óc yếu kém” được dùng để nói vể các triệu chứng của bệnh Alzheimer vì mọi người đểu tin rằng bệnh sa sút trí tuệ là một phẩn tự nhiên của sự lão hóa—mà thực ra thì không phải là như thế. Sự sai lẩm này không phải chỉ giới hạn trong phạm vi các nước đang phát triễn. Ngay như tại Anh, hẩu như phân nửa các gia đình trông nom những người thân bị sa súy trí tuệ cũng nghĩ như vậy
Nghiên cứu mới nói trên cập nhật các con số mà các nhà nghiên cứu ngưới Anh đưa ra vào năm 2005. Theo ưóc tính hổi đó thì có hơn 24 triệu người bị sa sút trí tuệ trên toàn cầu và vào năm 2010 con số này sẽ lên tới 31 triệu Nhưng từ năm 2005 trở vể sau rất nhiểu công trình nghiên cứu vể bệnh Alzheimer tại các nuớc đang phát triễn đã được công bố, nên Alzheimer’s Disease International----một tổ chức bất vụ lợi gổm hơn 70 nhóm thuộc nhiều quốc gia---đã yêu cầu các khoa học gia xem xét lại. Sau khi phân tích cả chục các bản báo cáo, các nhà khoa học đã ước tính lai là vào năm 2010 tỗng số ca sa sút trí tuệ trên toàn cẩu sẽ là 35.6 triệu .Con số này bao gổm gẩn 7 triệu người tại Tây Âu, gần 7 triệu người tại Nam và Đông Nam Á châu, khoảng 5.5 triệu người tại Trung quốc và Đông Á và khoảng 3 triệu tại Châu Mỹ La tinh Báo cáo ước tính có khoảng 4.4 triệu người tại Bắc Mỹ bị bệnh Alzheimer, mặc dầu hội Alzheimer’s Association của Hoa kỳ dùng phép đếm kém phẩn bảo thủ hơn cho rẳng nguyên tại Hoa kỳ không thôi cũng đã có khoảng 5 triệu người mắc bệnh này, với tỉ lệ là cứ 1 người trên 8 người có tuổi từ 65 trở lên và gần 1 người trên 2 người có tuổi trên 85 tuổi Báo cáo tiên liệu là trong vòng 20 năm tới số các trường hợp sa sút trí tuệ sẽ tăng gấp đôi tại một phần Áchâu và Châu Mỹ La tinh , so với mức tăng là 40%-60% tại Châu Âu và Bắc Mỹ
Báo cáo kêu gọi Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) đặt bệnh sa sút trí tuệ lên hàng ưu tiên và đề nghi các quốc gia cũng nên noi theo. Báo cáo để nghị những khoản đẩu tư lớn vào nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ và tìm cách ngăn chặn--- nếu không được thì cũng làm chậm lại ----sự phát triển của bệnh này, một căn bệnh cướp đi dần dần trí nhớ của các bệnh nhân, và làm mất khả năng tự chăm sóc của họ vàà thậm chí dẫn đến cái chết.
Hiện nay chưa có phượng cách trị liệu, mà mới chỉ có những thuốc làm nhẹ bớt các triêu chứng. Thậm chí các nhà khoa học cũng còn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh Những nghiên cứu qui mô đang được tiến hành sẽ cho biết trong vài năm tới liệu chúng ta có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer bằng cách tấn công môt chất nhầy có tên là beta amyloid tích tụ trong não các bệnh nhân. Bác sĩ William Thies thuộc nhóm nghiên cứu cho biết ngân khoản dành cho các nghiên cứu này dự trù sẽ tăng tử 400 triệu lên 1 tỉ đô la
Report: 35 million-plus worldwide have dementia- LAURAN NEERGAARD -Sep 21,2009
Bài đọc thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét