Nhãn

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Gặp bạn ở Mỹ

   Ngọc Sương là bạn học của Cảnh  thời tiểu học và trung học ở Trường Trung Tiểu học Trí Đức  thuộc tỉnh Bình Dương đã  từ Việt Nam qua Mỹ thăm con gái trong 6 tháng .
   Vì bận nhiều việc và thời gian ở Mỹ của Ngọc Sương còn dài nên Cảnh chưa đến thăm bạn được .Tình cờ lớp học Việt Ảnh của Dượng Giáo Toàn  mở cuộc triển lảm ảnh Nghệ thuật của học viên nên Cảnh đã gặp Ngọc Sương và chị Hải Vân ở trong phòng triển lảm Thật rất bất ngờ ,chị Hải Vân đứng trước mặt mà Cảnh không nhận ra vì chị  ấy  quá trẻ .Chính Hòa cũng không nhìn ra chị ấy  mặc dù Hòa đã gặp chi ở Việt Nam .Chị Hải Vân và Cảnh cùng ở trong một thành phố ,nhưng Cảnh cũng chưa có dịp  đến thăm nhà của chị .. Cảnh và chị ấy  đã dạy chung ở trường Preschool trong 5 năm trước khi trường nầy đóng cửa .Ngọc Sương và chị ấy cùng học chung ở Viện Hán Học ở Huế trong vòng 5 năm .Cho nên Ngọc  Sương và Hải Vân đều là bạn của Cảnh .
   Đến  ngày chủ nhật 6 tháng 01 năm 2013 , ba  cặp chúng tôi gặp nhau ở nhà hàng #1 trên đường Bolsa .Một cuộc hội ngộ bất ngờ xảy ra lúc 11 giờ trưa ngày hôm đó .Vợ chồng chị Hải Vân chịu trách nhiệm chở vợ chồng Ngọc Sương đến điểm hẹn  trong lúc vợ chồng của Cảnh đang chờ sẵn ở đó . Ông chồng của Sương có vẻ hơi yếu trong việc đi đứng .Tuy nhiên ,một bữa ăn với món cá nướng da giòn và bánh bèo Huế cũng làm ấm lòng của cô bạn từ Việt Nam sang du lịch .
   Sau bữa ăn trưa ,vợ chồng Cảnh định mời các bạn đi uống cà phê ở trong khu Phước Lộc  Thọ ,nhưng vì anh Đắc ,chồng của Sương đi yếu quá nên đành  phải hẹn lần khác sẽ gặp nhau và tâm sự nhiều hơn .
   Từ Việt Nam ,Ngọc Sương sang ở chơi với con gái trong thời gian dài thật là hạnh phúc biết bao nhiêu ,mặc dầu sức khỏe của anh Đắc  ,chồng của Sương không tốt lắm khi đi đứng .
   Mong rằng chúng ta sẽ còn cơ hội gặp lại nhau một lần nữa trước khi bạn  trở về Việt Nam .Mong lắm thay .
Hình chụp tại triển lãm Việt Ảnh : từ trái : Phạm Toàn,Ngọc Sương,Từ cảnh,Hạ Vũ


3 Ông và ba bà đối diện nhau

Giới thiệu Việt ảnh 2013,mà Dượng giáo Phạm Toàn có 2 ảnh đăng ở trang 144.
Các bạn xem bằng cách bấm vào đường dẫn dưới đây:


Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

1 bài thơ luc bát hay - bài st từ mạng





Dưới đây là một bài thơ trường thiên trên hai trăm câu viết theo thể lục bát, không rõ tác giả, kết hợp những đầu đề của các bài hát rất tuyệt vời như những câu ca dao mượt mà trong văn học dân gian nước ta hoặc như những câu thơ bất hủ trong Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du. Thân ái mời các Bạn thưởng thức.



   Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
   Sóng tình HOA BIỂN dỗ dành người thương
   KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
   LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
   Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
   Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
   NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
   Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
  HƯƠNG THẦM còn mãi TÌNH XA
   BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO còn ra nổi này
   CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
   THU SẦUCHIỀU TÍM tháng ngày đơn côi
   TRĂNG MỜ BÊN SUỐI ngàn đời
   Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
   ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
   MÙA THU CÒN ĐÓ tình yêu ngỡ ngàng
   ĐÒ CHIỀU chưa tiễn người sang
   NỔI LÒNG sao biết  THIÊN ĐÀNG ÁI ÂN
   TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân   DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
   NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
   DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
   Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
   Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU   
   CÔ ĐƠN nhìn GIỌT MƯA THU
   Nghe như TUYẾT LẠNH âm u sao đành
   Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
   Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh NỖI NIỀM
   SẦU ĐÔNG chẳng phải của riêng
   BÓNG CHIỀU TÀ nhạt, PHỐ ĐÊM hững hờ
   ĐÒ CHIỀU chở mấy LÁ THƠ
   KHUNG TRỜI TUỔI MỘNGTÌNH BƠ VƠ sầu
   Ôi NHỮNG ĐÓM MẮT HỎA CHÂU
   NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
   MONG NGƯỜI CHIẾN SĨ sa trường
   Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
   Để ai GIẤC  NGỦ CÔ ĐƠN
   NGƯỜI ĐẸP YÊU DẤU, DỖI HỜN phòng the
   Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
   TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắt lòng
   CÔ ĐƠNTÌNH NHỚ, phòng KHÔNG
   NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
   NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
   GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
   Bao giờ em bước SANG NGANG
   GIỌT LỆ SẦU khóc CHIỀU HOANG VẮNG người
   GA CHIỀU, NHƯ GIỌT SẦU RƠI,
   TẦU ĐÊM NĂM CŨ biết NGƯỜI VỂ đâu
   XÓM ĐÊMTRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
   TÌNH BUỒN biến SẮC HOA MÀU NHỚ thương
    Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
   Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
   Sá gì ẢO ẢNHĐÊM ĐÔNG
   NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
   NGĂN CÁCHMẤY DẬM SƠN KHÊ
   ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
   Tình yêu CHIẾC LÁ THU PHAI
   LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
   Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
   ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
   NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
   NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
   Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
   TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
   Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
  KHÔNG BAO GIỜ CÁCH NGĂN hai mai đầu
   Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
   NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
   Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
   HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ
   VẮNG XA vẫn mãi ĐỢI CHỜ
   Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
   Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
   QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
   Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
   Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
   MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
   CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
   VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
   NƯẢ ĐÊM NGOÀI PHỐ lòng TƯƠNG TƯ sầu  
   Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
   Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
   Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
   Là em NHƯ CÁNH VẠC BAY mất rồi
   Dẫu cho CAY ĐẮNG, TÌNH ĐỜI
   NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
   Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
   Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
   Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
   NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
   Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
   Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
   Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
  TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
   MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
   THA  LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ  
   Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI 
CHỜ
   Ôm SẦU LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
   Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
   Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
   Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
   NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
   Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
   MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều  
   ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
   AI RA XỨ HUẾ hắt hiu tháng ngày
   Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY
   KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
   HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT rồi,
   NGẬM NGÙI cắn chặt bờ MÔI TÍM màu
   BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
   NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
   Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
   ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời  
   THÔI thì ANH BIẾT EM ƠI
  DƯ ÂM ngày MỘNG SẦU đời khó quên
   CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đềm
   MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên CHUYỆN TÌNH
   NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
   Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH qua mau
   TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
   Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này  
   CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
   ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
   TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
   SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
   Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
   ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
   TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
   BIỆT LY như CHUYỆN TÌNH HOA TRẮNG tàn 
   NỔI LÒNG mang tận quan san
   Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
   Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
   Xem như  PHÚT CUỐI, TẠ TỪ TRONG ĐÊM
   Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
   RỪNG CHƯA THAY LÁGỌI TÊN BỐN MÙA
   Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
   Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM  
   Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
   VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
   TẠ ƠN, TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
   CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng LÃNG DU
   Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
   MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim  
   Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
   LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
   Đắm chìm BIẾT ĐẾN BAO GIỜ
   CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
   Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
   BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
   Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
   NGHẸN NGÀO đắng GIỌT LỆ ĐÀI TRANG tuôn
   Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
   NẾU  MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn  
   TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
   GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
   TÌNH NGHÈO mang KIẾP CẦM CA
   ĐIỆU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
   THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
   GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
   Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
   SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
   Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
   CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
   BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
   Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
   Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
   NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
   Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
   PHÚT ĐẰU TIÊN ắy nghe xao xuyến lòng
   LẶNG THẦMHOA RỤNG VEN SÔNG
   Ngập ngừng GỎ CỬA hằng mong trao  nàng
   KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
   ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
   Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
   TÌNH XA em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI  
   Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
   THUYỀN MƠ, CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm
   CHIỀU trên NHỮNG ĐỒI HOA SIM
   TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
   Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
   Một loài HOA TRẮNG mang tên là quỳnh
   Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
   BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
   CHỜ ANH TRỞ LẠI ngày mai
   ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ sánh vai TÌNH HỒNG
   Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
   Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
   Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
   Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLY nghìn trùng
   Đường chiều phủ kín MƯA  RỪNG
   SAO EM KHÔNG ĐẾN trời rưng rưng sầu
   Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
   Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
   PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
   ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ, BƯỚC CHÂN ÂM THẦM
   Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
   Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
   Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
   DẤU TÌNH SẦU vẫn BƠ VƠ cuối tuần 
   Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
   BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
   chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
   AI XUÔI VẠN LÝ vui vầy nước non
    LỜI THỀ SÔNG NÚI vẫn còn
   TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sờn chí trai
   TÌNH ANH BIỂN RỘNG sông dài
   DẤU CHÂN KỶ NIỆM, THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM



ds.
Bottom of Form


Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Ngày đá đơm bông - nhạc

Ngày đá đơm bông - nhạc : Trịnh Lâm Ngân
Ca sỉ hát : Duy Khánh.

Trường Nam Châu Thành ( BD) và những năm tiểu học- Từ Minh Tâm

Trường Nam Châu Thành và những năm tiểu học

Từ Minh Tâm


Năm 1959 tôi học mẫu giáo tại ngôi trường nằm trước Nhà Thờ Phú Cường. Trường có hai lớp, một lớp nam và một lớp nữ (sau nầy trường đổi thành trụ sở Ty Thanh Niên). Năm sau, tôi được chuyển lên học lớp năm trường tiểu học Nam Châu Thành – Bình Dương. Chương trình tiểu học lúc đó có năm lớp. Mới vô học lớp năm, sau đó lên lớp tư, ba, nhì, nhứt thì thi tiểu học và chuyển qua trung học.
Trường Nam Châu Thành nằm trên đường Bác Sĩ Yersin, gần Ngã Sáu. Phía trước trường, trên đồi cao là Nhà Thờ Phú Cường. Phía sau là Chùa Bà Thiên Hậu. Bên hông trái của trường là một đường nhỏ tên là đường Nguyễn Du. Đường nầy dẫn vào trường Nữ Châu Thành và nếu đi tiếp thì sẽ tới Quốc Lộ 13 hướng về phía Nhà Ga Xe Lửa.
Trường nằm trong một khu đất rộng. Giữa trường là một sân tráng xi măng sạch sẽ. Hai bên là hai dãy lớp học cách nhau khoảng 40 mét. Trước các lớp học có trồng cây tạo bóng mát nhưng cây không lớn lắm. Những cây nầy có hoa màu vàng, vào mùa hè sẽ nở hoa rất đẹp.Mỗi dãy có 6 lớp được xây bằng gạch lợp ngói. Nền lớp được xây khá cao so với sân trường. Vách tường quét vôi màu vàng kẻ chỉ màu nâu. Trần lớp học được sơn màu trắng. Phía trước nối liền hai dãy lớp là một hành lang có mái che. Giữa hành lang là lối vào. Bên tay phải hành lang là văn phòng. Trước văn phòng có treo một cái trống. Phía ngoài, gần đường là hàng rào xi măng và cổng sắt. Phía sau gần tường rào với Chùa Bà là dãy nhà vệ sinh. Bên trái, trong cùng, là nhà của ông lao công, một hồ nước, và một cái miễu nhỏ, không biết thờ ai.
Đây có thể là trường tiểu học lâu đời nhứt của tỉnh nhà. Tôi không biết trường xây khi nào nhưng khi tôi vào học năm 1960 thì có thể trường đã được xây khoảng 50-60 năm trước rồi. Trường cũ lắm. Trần nhà có khi bị tróc vữa. Gạch lót nền thì mòn nhẵn có khi bị tróc mất. Nhà vệ sinh thì hư và nghẹt hoài nên không được sạch sẽ cho lắm. Phía ngoài, quanh trường, ở phía sau chùa Bà hay trên đồi nhỏ của Nhà Thờ Phú Cường lúc đó cây cối còn rậm rạp, um tùm. Ngoài ra, do trường ở sát vách Chùa Bà nên tới rằm tháng giêng thì bên chùa ồn ào, chiêng trống khiên cho việc học hành bên đây cũng khó. Thử hỏi bạn làm sao học cho vô khi tiếng trống cù tùng xèng đầy hấp dẫn ở bên kia?
Về Ban Giảng Huấn, theo tôi biết, trước khi tôi vào học thì hiệu trưởng của trường là ông Đốc Lưỡng (Nguyễn văn Lưỡng). Còn lúc tôi vào học khoảng thập niên 1960 thì hiệu trưởng trường Nam những năm 1960 là thầy Nguyễn văn Mãn. Tôi học lớp năm với thầy Thủ. Lúc đó học trò chỉ biết tên thầy chớ ít khi biết họ. Những thầy khác đã dạy ở trường Nam và có nhiều người biết là thầy Răng, thầy Hạc, thầy Que, thầy Phúc, thầy An, thầy Sử, thầy Thơ, thầy Nhơn, thầy ThuTrong số các thầy nầy thì thầy Hạc, thầy Răng, thầy Nhơn ... tương đối nổi tiếng hơn vì quý thầy rất khó và phạt học trò rất nặng. Thầy Nguyễn Trung Thu cũng có nhiều người biết vì thầy rất đẹp trai, đàn hát giỏi và là con của ông đốc An (Nguyễn văn An - Hiệu Trưởng Trường Tư Thục Văn An ở Ngã Sáu). Sau nầy thầy Thu lên làm Thanh Tra Tiểu Học.
Giờ học ở trường chia làm hai ca. Những lớp lớn học buổi sáng từ 8-12 giờ. Lớp nhỏ học buổi chiều từ 1-5 giờ. Học hai tiếng thì ra chơi 10 phút. Học trò đi học mặc đồng phục quần cụt màu xanh, áo trắng bỏ vào trong quần, mang phù hiệu trên túi áo. Khi nào đi lễ hay đi tuần hành ngoài đường phố thì trường phát cho một cái mũ beret màu xanh dương và một khăn quàng màu vàng viền xanh. Tôi học buổi chiều. Tuy học lúc 1 giờ mà hơn 12 giờ đã tới trường nhưng tôi không vô học liền đâu mà còn la cà mua quà bánh lặt vặt do những người bán dạo ở trước cổng như cà rem, me ngào đường, kẹo kéo ... Mấy ông bán cà rem, kẹo kéo hay có bàn quay số. Nếu quay trúng số lớn thì sẽ được 2-3 cây ... Ngoài ra còn có những người bán đồ chơi, hình, sách truyện cũ ... Tiền lúc nầy rất có giá, tôi nhớ lúc đó còn xài tiền năm cắc và một đồng.
Đúng 1 giờ, tiếng trống thùng thùng báo hiệu giờ vào học. Lớp của tôi nằm tuốt bên trong, gần nhà của ông lao công. Trong lớp, trên vách tường cao trước mặt học sinh có treo hình của tổng thống. Phía dưới là bảng đen dài. Trên góc trái của bảng có ghi sỉ số và số học sinh nghỉ học. Giữa bảng là hàng chữ: Thứ Hai ngày , tháng , năm 1960. Bên trái là bàn làm việc của thầy. Trên bàn có sổ điểm danh và sách vở. Hai bên vách tường thường có những lọ trầu bà làm bằng những bóng đèn cũ đổ nước vào và treo trên tường. Tường phía sau có một số câu khẩu hiệu như: Tiên học lễ, hậu học văn hay Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ... Đôi khi lớp học còn trang trí bản đồ Việt Nam nữa. Bàn học sinh là những bàn dài. Ghế cũng vậy. Đó là những băng ghế. Mỗi bàn có thể ngồi được 5 đứa. Lớp có hai dãy bàn, mỗi dãy có 5 bàn dài như vậy mỗi lớp học lúc đó có khoảng 50 học sinh. Mỗi ngày, thầy phân công một tổ làm vệ sinh. Lúc đó chúng tôi phải vô sớm để quét lớp cho sạch.
Năm lớp năm chúng tôi học tập đọc, tập viết, toán. Sách tập đọc có hai cuốn: Nửa năm đầu thì học vần và nửa năm sau thì học đọc. Trang bìa sách học vần có hình cây đèn dầu và có hai câu: “Sách quốc ngữ - Chữ nước ta” hai bên. Tôi nhớ hình như học trò lớp năm bắt đầu học hai chữ i và t chớ không phải a, b như bây giờ. Học viết thì có tập kẻ hàng đôi và viết bằng viết chì. Chữ tập viết đầu tiên là chữ i. Học toán thì có bảng đen nhỏ. Làm toán xong thì giơ lên cho thầy coi có làm đúng không. Học hết lớp năm thì đã có thể đọc báo được rồi.
Năm lớp tư chúng tôi tiếp tục học Toán, Tập Làm Văn, Học Thuộc Lòng, Thủ Công, Hát. Lúc nầy học trò bắt đầu dùng tập kẻ hàng chiếc, bao bằng giấy và có dán nhãn. Chúng tôi cũng viết bài bằng viết mực. Em nào cũng phải có một cây viết và một bình mực (loại không đổ). Khi viết thì chấm mực vào bình để viết. Mực viết thường có màu tím hay xanh dương. Khi nào mực hơi nhiều thì chậm bằng tờ giấy chậm (hay dùng phấn trắng để lăn qua, phấn sẽ hút mực dư). Do đồ dùng nghèo nàn như vậy nên bình mực có khi bị bể, nứt ... làm dơ tập. Lúc đó chúng tôi sẽ bị ăn đòn.  Tôi đã bắt đầu biết đọc truyện tranh và các truyện ngắn hay tạp chí xuất bản hàng tuần như Măng Non và Tuổi Trẻ mua ở nhà sách Phát Anh. Giá bán mỗi cuốn là 1 đồng (Măng Non) hay 2 đồng (Tuổi Trẻ). Báo Tuổi Trẻ lúc đó có chuyện Tây Du Ký bằng tranh rất hấp dẫn. Sách truyện khác thường chỉ có 8 trang trích dịch từ truyện Một Ngàn Lẽ Một Đêm, Lucky, Tin Tin ... Sau nầy có chuyện xứ lùn Xì Trum, Tí Hon Thần Lực ...
Năm lớp ba học nhiều môn hơn: Đức Dục, Công Dân, Cách Trí (Vạn Vật), Sử Ký, Địa Lý, Chánh Tả, Tập Làm Văn, Toán, Thủ Công, Hát ... Do học nhiều môn nên một cuốn tập 100 trang thường được chia ra hai phần để chép bài cho hai môn. Cuối giờ học, cả lớp chúng tôi thường phải đọc cửu chương: “Hai lần một là hai, hai lần hai là bốn ...”. Lúc này chúng tôi đã biết viết khá rành rồi. Tới mùa Noel và Tết thì chúng tôi đã biết mua thiệp và viết vài chữ để gởi chúc nhau với bạn bè.
Một bài học thuộc lòng hồi học lớp ba là bài Luật Đi Đường, chắc bạn còn nhớ tới nay là:

“Ngoài đường xe chạy dập dìu
Em nên cẩn thận sợ nhiều rủi ro
Đi tay mặt mới khỏi lo
Muốn băng qua lộ mắt nheo ngó chừng
Ngắm xem sau trước ân cần
Thấy xe sắp đến thì đừng chạy qua
Đôi khi xe trước vừa qua
Xe sau chạy tới mà ta không ngờ
Ngã tư xem xét bốn bề
Xe to xe nhỏ sắp kề cận ta…”

Năm nầy, trường thiếu lớp học nên phải học thành ba ca. Ca một từ 6-10 giờ sáng. Ca hai 10-2 giờ trưa. Ca ba từ 2-6 giờ chiều. Học ba ca rất cực. Nhóm sáng thì phải dậy sớm. Nhóm trưa thì đói bụng. Nhóm chiều thì về nhà quá tối.
Kỷ niệm mà tôi nhớ nhứt là vào năm lớp ba, các trường trong tỉnh cùng nhau tổ chức Tết Trung Thu. Chúng tôi thi nhau làm lồng đèn và tới chiều ngày Rằm Tháng Tám thì cùng nhau hội ở trường Nam Châu Thành. Sau đó đoàn học sinh các trường đi diễn hành vòng quanh thị xã. Đó là một đêm thật thanh bình và thật vui. Không biết ngày nay, ở Việt Nam các em nhỏ có được ăn Tết Trung Thu như vậy không?.
Năm lớp ba tôi học cô nhưng tôi quên mất cô tôi tên gì. Cô không khó lắm nhưng cũng có một cây thước để gõ trên bàn khi nào lớp mất trật tự. Em nào quậy quá thì cô bắt quỳ gối trước lớp, hay có khi quỳ ngoài hành lang. Có lần cô phạt khẻ tay một bạn kia. Về nhà bạn ấy mét ba má. Hôm sau, má của nó vào trường gây sự khiến cho cô tôi cũng hơi vất vã để giải quyết.
Qua năm lớp nhì thì do thiếu lớp, chúng tôi bị chuyển vào trường Nam Chi Nhánh (kế bên một biệt thự làm văn phòng Ty Giáo Dục, gần ngã ba Cây Sao Quỳ - sau nầy biệt thự nầy là văn phòng Quận Châu Thành). Ngoài học sinh từ Nam Châu Thành đến học, tôi còn thấy có những lớp cao hơn của một số anh chị học trung học vì trường nầy hình như là Trường Bán Công lúc đó. Học lớp nhì chúng tôi đã viết bằng viết máy. Những hiệu viết nổi tiếng là Parker và Pilot. Loại nầy xài rất tốt và lâu hư nhưng rất mắc tiền nên tôi không có tiền mua mà chỉ mua loại viết máy của Đài Loan hiệu Tatung. Loại viết nầy xài rất mau hư vì làm bằng chất dẽo cứng và dễ nứt. Hàng nội hoá của Việt Nam lúc đó cũng chưa sản xuất được cây viết máy.
Năm lớp Nhì, tôi học thầy Bình. Các môn học gồm Cách Trí, Sử Ký, Địa Lý, Toán, Luận Văn ... Lúc nầy mỗi tuần phải làm một bài luận. Khi thì tả đồ vật, khi thì kể chuyện ...
Tôi học lớp Nhì B. Có một lần thầy Bình bận việc gì đó trên văn phòng. Lớp không có ai quản lý nên chạy nhảy lung tung, ồn ào như cái chợ. Thầy Nhơn dạy lớp Nhì A kế bên qua bắt mỗi đứa xoè tay ra khẻ một khẻ đau điếng. Có chạy nhảy hay không đều bị phạt như nhau. Bị phạt một lần thì tởn tới già ...

Năm lớp Nhứt, tôi học thầy Vân. Chúng tôi chú tâm học ba môn chánh là Câu Hỏi Thường Thức, Toán và Luận văn. Tôi nhớ rõ trong phần Câu Hỏi Thường Thức có môn Sử Ký mà bài đầu tiên có tựa là: “Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà”. Tựa bài rất bình dân nhưng làm mình nhớ hoài về một việc làm nhục nhã của một ông vua thời Lê mạt. Về Luận Văn chúng tôi học cách bình luận những câu ca dao tục ngữ như Uống Nước Nhớ Nguồn, Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây... Ngoài ra, chúng tôi còn học cách viết một lá thư thăm hỏi nữa. Về Toán, học tới lớp năm thì phải biết giải những bài toán đố rất khó như chia tiền lời khi buôn bán theo tỉ lệ phần hùn, hoặc biết cách chia đất đai trong những bài toán hình học. Năm nầy là năm thi chuyển cấp nên phải học hai buổi. Sáng học từ 8-12 giờ. Trưa học từ 2-4 giờ. Từ nhà tôi ở Chánh Hiệp vô tới trường đi bộ khá xa chừng hơn 3 km. Trưa về ăn cơm xong, đi ngược lại, vô tới trường là mệt lắm rồi, nên thật ra học cũng không được bao nhiêu.
Trường ở xa tận Ngã Ba Cây Sao Quỳ, khi đi học chúng tôi hay đi theo đường Bác Sĩ Yersin. Đường xa, trưa nắng nên khá mệt. Đôi khi chúng tôi được một bác đánh xe bò tốt bụng cho có giang thì thích lắm. Đi học về có khi cả bọn rủ nhau về bằng đường rừng. Đó là con đường đi từ phía sau trường, theo các đường mòn trong các thôn xóm nằm hai bên một con rạch, sau đó vòng xuống xóm Giếng Máy rồi xuyên qua quốc lộ 13 về nhà. Đường rừng nầy có một đoạn có rất nhiều trái cây hoang như trái sim, nhãn lồng ... Chúng tôi hay hái mấy trái nầy ăn chơi. Nhãn lồng trái nhỏ, nhiều hột ăn ngọt. Trái sim màu tím, ăn xong bị tím cả miệng thấy rất tức cười.
Năm nầy lúc rảnh thì thầy dạy những bài hát rất hay giúp nâng cao lòng yêu nước như: Quyết Tiến, Khỏe Vì Nước, Bạch Đằng Giang, Nhà Việt Nam, Những Nẻo Đường Việt Nam ... Những câu hát như:

Quyết tiến ta giống dân Lạc Hồng
Liều thân sống tranh đấu giữ gìn non sông
Quyết tiến khi nước non nguy biến
Máu anh hùng ngàn đời nhuộm thắm núi sông

Quyết tiến khi nước non reo hò
Lòng cương quyết tranh đấu giữ gìn tự do
Quyết tiến khi nước non nguy biến
Máu anh hùng rạng danh nòi giống Tiên Rồng

Vết oai hùng ngàn xưa nay còn lưu dấu
Gương sử xanh nước Việt ngàn đời hùng anh
Chí quật cường toàn dân hy sinh tranh đấu
Khắp núi sông rạng danh nòi giống Tiên Rồng...

đã nung nấu trong tôi lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng liều thân tranh đấu cho dân tộc. Ngày nay trong hoàn cảnh đất nước tuy thanh bình nhưng lảng vảng bóng ngoại xâm, không biết trong chương trình học có dạy những điều như vậy hay không?.
Tôi còn nhớ những bạn học của tôi năm lớp nhứt là: Lê Thuận Cảnh, Lê Quang Phước, Huỳnh Francoise, Trần Công Hảo, Vương Phát Đạt, Sơn, Hà, Nhựt, Tài, Lôi Phong, Việt Cường ... Nhiều bạn là người Hoa. Đa số đều ở ngoài khu chợ Phú Cường. Lê Thuận Cảnh lớn hơn tôi một tuổi, học rất giỏi. Năm lớp nhì nó đứng nhứt lớp, nhưng tới năm nay thì học hơi yếu nên bị tôi qua mặt.
Cuối năm học luôn luôn có lễ phát thưởng. Học hạng nhứt tới hạng năm thì có phần thưởng. Trong lễ có phần văn nghệ phụ diễn. Lúc nầy chúng tôi tập ca hát, đóng kịch để chuẩn bị đóng góp cho buổi lễ. Trường Nam và Nữ Châu Thành tổ chức chung. Bên trường Nam thường có các màn kịch vui. Bên trường Nữ thường có các màn vũ. Buổi lễ có sự hiện diện của ông Tỉnh Trưởng và các vị phụ huynh. Năm lớp nhứt tôi học giỏi, đứng nhứt lớp nên được lãnh phần thưởng cũng nhiều. Ba má tôi cũng rất vinh dự nên gặp ai ông bà cũng khoe có thằng con học giỏi.
Về mùa hè, trường Nam Châu Thành thường được dùng làm nơi tổ chức thi Tiểu Học. Tuy nhiên, tới năm 1965 thì chúng tôi không cần thi nữa vì chỉ cần đậu các cuộc thi lục cá nguyệt trong lớp là coi như tốt nghiệp. Kỳ thi Tiểu Học chỉ dành cho người lớn. Họ thi lấy bằng để có thể tăng ngạch trong công chức, lên lương và đỡ phải lao động cực khổ.
Nhân nói về trường Nam Châu Thành tưởng cũng nên nhắc sơ qua về trường Nữ Châu Thành. Trường Nữ nằm hơi khuất trên đường Đồ Chiểu. Kiến trúc trường Nữ cũng tương tự trường Nam Châu Thành, nhưng sân chơi trồng cỏ chớ không tráng xi măng. Trường do các cô giảng dạy. Ban giảng huấn nổi tiếng nhứt là bà Hiệu Trưởng Đinh Thị Phạn, cô Phú, cô Loan, cô Năm Bèo ... Sau 1975, trường nầy trở thành trường Mẫu Giáo Măng Non.
Năm 1965, tôi đậu vào Trịnh Hoài Đức nên không biết thêm về sinh hoạt của trường Nam Châu Thành từ đó. Khoảng năm 1973, trong khuôn viên trường Nam Châu Thành được xây thêm một Hội Trường lớn của Ty Tiểu Học. Ở đó có một bàn bóng bàn nên vào mùa hè, tôi hay đến đánh bóng bàn ở đó. Sân trường cũng được tráng xi măng và giăng lưới thành sân quần vợt. Sau 1975, trường đổi tên là Phú Cường I, sau đó thành Nguyễn Du. Trường cũ hư hỏng nhiều bị phá bỏ xây mới. Mặt tiền trường quay qua đường Nguyễn Du. Trường Nam Chi Nhánh hiện giờ đổi tên là Trung học cơ sở Chu văn An.
Bây giờ về Bình Dương, tới ngay Ngã Sáu,  hỏi người đi đường chắc không ai biết Trường Nam Châu Thành là trường nào, ở đâu, vì rất nhiều dân Bình Dương ngày nay là từ nơi khác đến. Bài viết chỉ mong nhắc lại một ngôi trường từng đào tạo cho tỉnh nhà nhiều nhân lực giỏi mà bây giờ đã ở tuổi 60-70 ... Còn những thầy cô quý mến có tên trong bài viết chắc đã già lắm hay đã ra người thiên cổ. Xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ về công ơn khai sáng của quý thầy cô với tất cả sự kính trọng và quý mến.
 Ngoài ra, đây chỉ là một bài thuộc loại nhớ gì viết nấy trong thời gian đầu thập niên 1960. Nếu độc giả còn nhớ điều gì khác về một ngôi trường có lịch sử lâu đời thì xin bổ túc thêm về một ngôi trường có nhiều kỷ niệm./.


Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Viếng đám tang của chồng chị Minh Phú

Ngày thứ sáu 25 tháng 1 năm  2013,lúc 3 giờ  chiều  ,Cảnh đã đại diện các bạn khóa 2 spsg để đến nhà quàn Peek Funeral Family Home để chia buồn cùng chị Minh Phú là đồng môn của chúng ta ở Trường  Sư Phạm Saigon về sự ra đi vỉnh viển của chồng chị ấy là anh Trần Xuân Đức vì cơn bịnh hiểm nghèo .
Trong dịp nầy ,Cảnh cũng được gặp lại thầy Nguyển Tử Quý và thầy Dương Ngọc Sum .Nhìn  thấy hai thầy còn khỏe mạnh là chúng ta mừng rồi .Các bạn của các khóa khác cũng đến rất đông và ai nấy đều thắp  một cây nhang để cầu nguyện cho anh Đức được sớm lên Thiên Đàng .

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Kiến trúc lạ lùng-Bài st từ mạng

Mời xem các kiến trúc lạ lùng sau đây (p.1).








Mời đọc : những trang hay về sức khỏe


 Bệnh Alzeimer

Trên khắp thế giới hiện có hơn 35 triệu người đang sống với bệnh Alzheimer hoặc những loại bệnh sa sút trí tuệ khác. Trên đây là báo cáo về kết quả của một cố gắng có bể sâu nhất nhắm đánh giá căn bệnh hủy diệt não bộ này—và là một chỉ dấu về tương lai trước viễn ảnh  dân số ngày mỗigià                                                                                                                                                                                                                                 Con số nói trên cao hơn khoảng 10 phẩn trăm so với con số các nhà khoa học đã tiên liệu hai năm vể trước bởi vì các nghiên cứu hổi đó đã đánh giá thấp mức ảnh hưởng  gia tăng của bệnh Alzheimer tại các nước đang phát triễn 

Trừ phi có một đột phá trong ngành y học, theo ước tính của World Alzheimer Projects thì  cứ mỗi 20 năm số người bị sa sút trí tuệ lại  tăng khoảng gấp đôi và như vậy tới năm 2050 sẽ có tới 115.4 triệu người mắc bệnh này. Bác sĩ Daisy Acosta, trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế về Alzheimer (Alzheimer’s Disease International) cảnh báo “ Chúng ta đang đứng trước một tình huống khẩn cấp”

Từ lâu Hoa kỳ và các nước phát triển khác đã chờ đợi sự tăng nhanh của bệnh Alzheimer. Nhưng báo cáo trên đây nhắm cảnh giác thế giới vể mối đe dọa của bệnh này tại các nước đang phát triển, vì người dân ở các nước này bây giờ sổng đủ lâu để phải đối đầu với căn bệnh đặc biệt của lớp người tuổi tử 65 trở lên .

Tuy rẳng tuổi tác là nguyên nhân chính gây nên bệnh Alzheimer, nhưng một số những yếu tố khác thuờng dẫn tới bệnh tim---mập phì, cholesterol cao, tiểu đường---cũng tăng rủi ro mắc bệnh Alzheimer. Đây là những vấn để cũng đang ngày mỗi nghiêm trọng hơn tại các nước đang phát triển
                                 
Bác sĩ Acosta cho biết là tại các nước nghèo  “ bệnh sa sút trí tuệ (dementia) được mọi người dấu diếm” và điểu này gây trở ngại cho các cố gắng cải thiện việc định bệnh sớm  Ông nói “ tại đây người ta tránh không để cập đến bệnh này”   Tỉ như tại Ấn độ những từ ngữ như “ trí óc mệt mỏi” hoặc “đầu óc yếu kém” được dùng để nói vể các triệu chứng của bệnh Alzheimer vì mọi người đểu tin rằng bệnh sa sút trí tuệ là một phẩn tự nhiên của sự lão hóa—mà thực ra thì không phải là như thế.    Sự sai lẩm này không phải chỉ giới hạn trong phạm vi các nước đang phát triễn. Ngay như tại Anh, hẩu như phân nửa các gia đình trông nom những người thân bị sa súy trí tuệ cũng nghĩ như vậy

Nghiên cứu mới nói trên cập nhật các con số mà các nhà nghiên cứu ngưới Anh đưa ra vào năm 2005.  Theo ưóc tính hổi đó thì có hơn 24 triệu người bị sa sút trí tuệ trên toàn cầu và vào năm 2010 con số này sẽ lên tới 31 triệu    Nhưng từ năm 2005 trở vể sau rất nhiểu công trình nghiên cứu vể bệnh Alzheimer tại các nuớc đang phát triễn đã được công bố, nên Alzheimer’s Disease International----một tổ chức bất vụ lợi gổm hơn 70 nhóm thuộc nhiều  quốc gia---đã yêu cầu các khoa học gia xem xét lại. Sau khi phân tích cả chục các bản báo cáo, các nhà khoa học đã ước tính lai là vào năm 2010 tỗng số ca sa sút trí tuệ trên toàn cẩu sẽ là  35.6 triệu .Con số này bao gổm gẩn 7 triệu người tại Tây Âu, gần 7 triệu người tại Nam và Đông Nam Á châu, khoảng 5.5 triệu người tại Trung quốc và Đông Á và khoảng 3 triệu tại Châu Mỹ La tinh           Báo cáo ước tính có khoảng 4.4 triệu người tại Bắc Mỹ bị bệnh Alzheimer, mặc dầu hội Alzheimer’s Association của Hoa kỳ dùng phép đếm kém phẩn bảo thủ hơn cho rẳng nguyên tại Hoa kỳ không thôi cũng đã có khoảng 5 triệu người mắc bệnh này, với tỉ lệ là cứ 1 người trên 8 người có tuổi từ 65 trở lên và gần 1 người trên 2 người có tuổi trên 85 tuổi                    Báo cáo tiên liệu là trong vòng 20 năm tới số các trường hợp sa sút trí tuệ sẽ tăng gấp đôi tại một phần Áchâu và Châu Mỹ La tinh , so  với mức tăng là 40%-60% tại Châu Âu và Bắc Mỹ

Báo cáo kêu gọi Tổ chức Y tế Quốc tế  (WHO) đặt bệnh sa sút trí tuệ lên hàng ưu tiên và đề nghi các quốc gia cũng nên noi theo. Báo cáo để nghị những khoản đẩu tư lớn vào nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ và tìm cách ngăn chặn--- nếu không được thì cũng làm chậm lại ----sự phát triển của bệnh này, một căn bệnh cướp đi dần dần trí nhớ của các bệnh nhân, và làm mất khả năng tự chăm sóc của họ vàà thậm chí dẫn đến cái chết.

Hiện nay chưa có phượng cách trị liệu, mà mới chỉ có những thuốc làm nhẹ bớt các triêu chứng. Thậm chí các nhà khoa học cũng còn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh                                                                                                                                            Những  nghiên cứu qui mô đang được tiến hành sẽ cho biết trong vài năm tới liệu chúng ta có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer bằng cách tấn công môt chất nhầy có tên là beta amyloid  tích tụ trong não các bệnh  nhân. Bác sĩ William Thies thuộc nhóm nghiên cứu cho biết ngân khoản dành cho các nghiên cứu này dự trù sẽ tăng tử 400 triệu lên 1 tỉ đô la

Report: 35 million-plus worldwide have dementia- LAURAN NEERGAARD -Sep 21,2009

Bài đọc thêm