Nhãn

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

5 lễ hội độc đáo ít người biết trên thế giới...

5 lễ hội độc đáo ít người biết đến trên khắp thế giới

Hàn Quốc, Thụy Điển, Ấn Độ hay Thái Lan… hấp dẫn du khách không chỉ bởi những phong cảnh đẹp mà còn bởi nền văn hoá đa dạng.

1. Shichi-Go-San
Shichi-go-san là lễ hội thường niên được tổ chức vào giữa tháng 11 hàng năm, để đánh dấu sự trưởng thành của những đứa trẻ khi chúng tròn 3, 5, 7 tuổi. Đối với người Nhật Bản, đây được coi là những mốc quan trọng nhất trong chặng đường đầu đời của mỗi đứa trẻ. Ngoài việc đưa trẻ tới các đền thờ để cầu bình an, bố mẹ cũng mua cho con mình những chiếc chitose-ame (tạm dịch: kẹo nghìn năm). Viên kẹo có dáng hình que, được bọc trong những chiếc túi nhiều màu sắc, với hình ảnh rùa và hạc, tượng trưng cho trường thọ ở Nhật. Chiếc kẹo cũng tượng trưng cho lời cầu chúc của phụ huynh, mong cho con mình sống lâu, khỏe mạnh suốt đời. 
DSC06558-JPG-1596-1385461805.jpg
Cứ đến tháng 11, các em bé Nhật lại nô nức dự hội trong trang phục truyền thống.
2. Ngày Thánh Lucia
Nếu đến Thụy Điển vào tháng 12, hãy tìm đến Thánh Lucia, vị Thánh của đôi mắt và ánh sáng rất nổi tiếng ở đất nước này. Vào ngày 13/12, khi mặt trời mọc, người dân ở đây thường tổ chức một lễ hội vinh danh Thánh Lucia. Trong mỗi gia đình, các em bé gái mặc giống Thánh Lucia: váy trắng dài và vương miện có cắm 7 ngọn nến. Sau đó, cả nhà sẽ tắt hết đèn, thắp sáng 7 ngọn nến trên chiếc vương miện rồi các bé gái đến dâng cho bố mẹ cà phê và món bánh ngọt truyền thống.
14wdmj9-9982-1385461805.jpg
Hình ảnh những bé gái trong trang phục truyền thống của ngày lễ Thánh Lucia với váy dài và 7 ngọn nến trên vương miện.
3. Diwali
Diwali (hay còn gọi là Lễ hội Ánh sáng) là một trong những lễ hội quan trọng nhất hàng năm và là nét văn hóa đặc sắc của người Ấn Độ, diễn ra đúng đêm 30 tháng 10 âm lịch, đêm được coi là tối trăng nhất trong năm, do đó sẽ có độ chênh lệch nhau về thời gian tính theo dương lịch. Cũng như đêm 30 rạng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, vào đêm Diwali, người dân Ấn Độ hiếm khi ra đường nếu không có việc cần thiết. Diwali chỉ diễn ra trong một ngày, song người dân Ấn Độ mất cả tháng để chuẩn bị. Họ tất bật tiến hành công việc sơn sửa, trang trí nhà cửa để đón lễ hội Diwali. Theo quan niệm truyền thống, vào đêm Diwali, người dân Ấn Độ thường đổ dầu vào những chiếc đèn làm bằng đất sét để thắp sáng và để như vậy suốt đêm nhằm đón nữ Thần Laskhmi - vị thần tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng, may mắn và là hiện thân của cái đẹp.
Diwali-Diya-4208-1385461805.jpg
Diwali, nét văn hóa đặc sắc trên đất nước sông Hằng.
4. Ngày Thánh Andrew
Diễn ra vào ngày 30/11 hàng năm, ngày lễ Thánh Andrew được coi là ngày Quốc khánh của đất nước Scotland. Trong ngày này, mọi hoạt động đều nhằm tôn vinh vị Thánh của Scotland với các hoạt động vui chơi, những món ăn truyền thống, những màn biểu diễn nhảy múa với kèn…
st-andrews-day-parade-3589-1385461805.jp
Những hoạt động ca hát, nhảy múa với kèn là đặc trưng của lễ hội này
5. Lễ hội Songkran
Từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm là thời điểm mà hàng triệu người dân Thái Lan mong chờ nhất trong năm bởi đây là thời điểm diễn ra Lễ hội té nước - Songkran mà ai được té càng nhiều thì càng may mắn. Sáng sớm buổi lễ, theo truyền thống người Thái mang hoa tươi và đồ lễ thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người. Thế rồi tất cả đổ ra đường phố chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào nhau. Theo người Thái quan niệm thì ai được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức với màn té vui nhộn.
Selena Nguyễn (theo Huffingtonpost)
Ngôi sao.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét