Nhãn

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

5 lễ hội độc đáo ít người biết trên thế giới...

5 lễ hội độc đáo ít người biết đến trên khắp thế giới

Hàn Quốc, Thụy Điển, Ấn Độ hay Thái Lan… hấp dẫn du khách không chỉ bởi những phong cảnh đẹp mà còn bởi nền văn hoá đa dạng.

1. Shichi-Go-San
Shichi-go-san là lễ hội thường niên được tổ chức vào giữa tháng 11 hàng năm, để đánh dấu sự trưởng thành của những đứa trẻ khi chúng tròn 3, 5, 7 tuổi. Đối với người Nhật Bản, đây được coi là những mốc quan trọng nhất trong chặng đường đầu đời của mỗi đứa trẻ. Ngoài việc đưa trẻ tới các đền thờ để cầu bình an, bố mẹ cũng mua cho con mình những chiếc chitose-ame (tạm dịch: kẹo nghìn năm). Viên kẹo có dáng hình que, được bọc trong những chiếc túi nhiều màu sắc, với hình ảnh rùa và hạc, tượng trưng cho trường thọ ở Nhật. Chiếc kẹo cũng tượng trưng cho lời cầu chúc của phụ huynh, mong cho con mình sống lâu, khỏe mạnh suốt đời. 
DSC06558-JPG-1596-1385461805.jpg
Cứ đến tháng 11, các em bé Nhật lại nô nức dự hội trong trang phục truyền thống.
2. Ngày Thánh Lucia
Nếu đến Thụy Điển vào tháng 12, hãy tìm đến Thánh Lucia, vị Thánh của đôi mắt và ánh sáng rất nổi tiếng ở đất nước này. Vào ngày 13/12, khi mặt trời mọc, người dân ở đây thường tổ chức một lễ hội vinh danh Thánh Lucia. Trong mỗi gia đình, các em bé gái mặc giống Thánh Lucia: váy trắng dài và vương miện có cắm 7 ngọn nến. Sau đó, cả nhà sẽ tắt hết đèn, thắp sáng 7 ngọn nến trên chiếc vương miện rồi các bé gái đến dâng cho bố mẹ cà phê và món bánh ngọt truyền thống.
14wdmj9-9982-1385461805.jpg
Hình ảnh những bé gái trong trang phục truyền thống của ngày lễ Thánh Lucia với váy dài và 7 ngọn nến trên vương miện.
3. Diwali
Diwali (hay còn gọi là Lễ hội Ánh sáng) là một trong những lễ hội quan trọng nhất hàng năm và là nét văn hóa đặc sắc của người Ấn Độ, diễn ra đúng đêm 30 tháng 10 âm lịch, đêm được coi là tối trăng nhất trong năm, do đó sẽ có độ chênh lệch nhau về thời gian tính theo dương lịch. Cũng như đêm 30 rạng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, vào đêm Diwali, người dân Ấn Độ hiếm khi ra đường nếu không có việc cần thiết. Diwali chỉ diễn ra trong một ngày, song người dân Ấn Độ mất cả tháng để chuẩn bị. Họ tất bật tiến hành công việc sơn sửa, trang trí nhà cửa để đón lễ hội Diwali. Theo quan niệm truyền thống, vào đêm Diwali, người dân Ấn Độ thường đổ dầu vào những chiếc đèn làm bằng đất sét để thắp sáng và để như vậy suốt đêm nhằm đón nữ Thần Laskhmi - vị thần tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng, may mắn và là hiện thân của cái đẹp.
Diwali-Diya-4208-1385461805.jpg
Diwali, nét văn hóa đặc sắc trên đất nước sông Hằng.
4. Ngày Thánh Andrew
Diễn ra vào ngày 30/11 hàng năm, ngày lễ Thánh Andrew được coi là ngày Quốc khánh của đất nước Scotland. Trong ngày này, mọi hoạt động đều nhằm tôn vinh vị Thánh của Scotland với các hoạt động vui chơi, những món ăn truyền thống, những màn biểu diễn nhảy múa với kèn…
st-andrews-day-parade-3589-1385461805.jp
Những hoạt động ca hát, nhảy múa với kèn là đặc trưng của lễ hội này
5. Lễ hội Songkran
Từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm là thời điểm mà hàng triệu người dân Thái Lan mong chờ nhất trong năm bởi đây là thời điểm diễn ra Lễ hội té nước - Songkran mà ai được té càng nhiều thì càng may mắn. Sáng sớm buổi lễ, theo truyền thống người Thái mang hoa tươi và đồ lễ thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người. Thế rồi tất cả đổ ra đường phố chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào nhau. Theo người Thái quan niệm thì ai được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức với màn té vui nhộn.
Selena Nguyễn (theo Huffingtonpost)
Ngôi sao.net

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

1 Câu chuyện cảm động

Những câu chuyện cảm động về cuộc sống

Vào một buổi sáng muộn tháng mười một, Jessica đến gặp ông già Noel lúc đó cô bé mới sáu tuổi. Cô vừa chuyển từ một thị trấn nhỏ của Willington ở Upstate New York tới Orlando, bang Florida.
Đối với những người bình dân và một đứa trẻ như Jessica, được sống trên mảnh đất của những giấc mơ và thế giới Walt Disney kỳ diệu lẽ ra phải là thiên đường. Nhưng Jessica vẫn thấy không vui bởi một lẽ, cô nhớ bà ngoại da diết.
Hai tuần trước khi gia đình chuyển tới Florida, bà ngoại của cô bé qua đời. Bà là một người phụ nữ giản dị bình thường, nhưng với Jessica, bà là nơi chứa đựng những chiếc bánh ngon, những cái ôm ấm áp, những trận cười và cả tình yêu thương rộng lớn. Bây giờ, dù cách xa New York hàng nghìn cây số, đối với cô bé, khoảng cách để đến với bà còn xa hơn gấp bội.
Khi mọi gia đình đã sum vầy trong ngày Lễ tạ ơn, Jessica và bố mẹ vẫn còn đang dọn dẹp đồ đạc nơi ở mới. Không gà quay, không bánh bí ngô, ngay cả một chút thời gian để vui đùa cũng không có. Không có kế hoạch dành cho bữa tối ngày Lễ tạ ơn, Delores – mẹ của Jessica quyết định đặt mua bánh sandwich tại một cửa hàng gần đó và muốn cô con gái bé nhỏ đi lấy bánh cùng. Giống như tất cả những đứa trẻ khác, Jessica rất háo hức được gặp ông già Noel nên cô bé đồng ý đi ngay với mẹ.

Ước mơ đêm Giáng Sinh
Cửa hàng nhỏ này nằm cạnh trung tâm mua sắm sầm uất. Một dãy dài người mua hàng đang chờ đến lượt ngay tại lối ra vào. Hàng người chờ vào gian của ông già Noel ngày càng dài hơn. Hai tiếng đồng hồ trôi qua mới đến lượt Jessica. Trong lúc đứng xếp hàng cô bé đã nghĩ rất nhiều đến chuyện mình sẽ chọn món quà gì trong ngày lễ giáng sinh. Đến khi ngồi vào lòng của ông già Noel và được ông hỏi về điều ước của mình, cô bé trả lời: “Cháu muốn gặp bà ngoại”.
Khi Delores trở về nhà cùng Jessica và những chiếc bánh sandwich, người mẹ cảm thấy băn khoăn về yêu cầu của con gái mình. Chị lo ngại rằng Jessica sẽ thất vọng vào lễ Giáng Sinh năm nay.
Ông già Noel đã hứa là sẽ cố gắng hết sức và ngay cả Delores, từ tận đáy lòng mình, bà hy vọng ông già Noel có thể đem lại điều kỳ diệu đó cho cô con gái nhỏ. Một tháng cầu nguyện, mong ước trôi qua và buổi sáng ngày lễ Giáng Sinh đã đến. Cô bé Jessica vẫn còn ngái ngủ ngồi trước cây thông Noel, mở lần lượt từng gói quà mà vẫn không thấy bà ngoại đâu cả.

Đến khoảng 8 giờ sáng, dường như là ông già Noel vẫn không thể tặng cho cô bé món quà đặc biệt đó. Khi ấy, cô bé bắt đầu mở gói quà cuối cùng – một chiếc hộp rất đơn giản, được gói bằng giấy màu vàng với chiếc nơ trắng như cánh của thiên thần. Jessica nhìn vào bên trong, cô bé nhìn thấy bà ngoại, trong một bức ảnh cỡ 12×15 cm. Jessica ôm chặt bức ảnh vào ngực, và sau đó, cô bé nhận thấy những dòng chữ bên dưới:
“Jessie, cháu gái đáng yêu,
Bà yêu cháu, dù bà có ở nơi xa. Trái tim bà vẫn luôn bên cháu mỗi ngày, đôi tay bà vẫn luôn rộng mở để ôm cháu vào lòng. Cháu là cô gái bé bỏng của bà.
Yêu cháu – Bà ngoại”.
Từ đó trở đi, Jessica không bao giờ cảm thấy buồn nữa. Cô bé nhận ra rằng tất cả những ước muốn tốt đẹp sẽ trở thành hiện thực chỉ khi chúng ta thật sự tin tưởng.

QuynhMai Post


(tranh: vnmedia)

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Mùa thu xưa

Mùa thu sắp đi qua và thời tiết sẽ chuyển sang mùa đông lạnh  lẽo .
Đọc bài thơ thấy hay nên post lên để các bạn cùng đọc


   Anh còn nhớ khung trời xưa man mác
   Tóc em bay lảng đảng áng mây trôi
   Vạt áo em tha thướt trắng lưng đồi
   Anh muốn níu đề vần thơ tuyệt tác .
   Anh còn nhớ núi rừng xưa xơ xác
   Bước em đi tan tác lá vàng thu
   Dáng em ngoan thấp thoáng áng sương mù
   Suối róc rách như lời em vàng ngọc
   Truyện  chúng mình ngày xưa em có đọc ?
   Anh viết bằng bút lệ thấm máu tim
   Bao tháng năm ấp ủ cỏi im lìm
   Tình chan chứa nổi buồn vương da diết .
   Em yêu dấu ,trả lời cho anh biết
       
   Áng mây qua vương vấn cố nhân xưa
   Giọt mưa  mau thổn thức mấy cho vừa
   Ta vẫn nhớ mùa thu xưa tích cũ .
   Ngọn thông xanh chẳng bao giờ ủ rũ
   Dù muôn năm vẫn chọn kiếp cô đơn
   Ánh trăng thu vằng vặc nét thanh sơn
                                  Trong vũ trụ có đôi ta bất diệt .
Tác giả ; Nguyễn thị Ngọc Dung .

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Tìm người kế nhiệm - Nguyễn Hoa Lư

Truyện cực ngắn. Tìm người kế nhiệm
Có mệnh quan triều đình sau nhiều năm cống hiến cho xã tắc, thấy không thể ngồi lỳ mãi được nữa, bèn cho truyền trong nhân gian ý định từ bỏ vinh hoa phú quý về quê an hưởng tuổi già. Ngài đi kinh lý, tìm người kế nhiệm. Đường kinh lý qua nhiều châu quận thăm thẳm xa xăm mà nhân tài như lá mùa Thu.
Ngài đi về phía Tây, vùng này có ba châu: Thượng Châu, Trung Châu và Hạ Châu. Mỗi nơi dừng chân, ngài đều có cuộc họp quan trọng, khẳng định đường lối đúng đắn của Hoàng Thượng, gợi ý các quan trồng cây gì, nuôi con gì. Trước khi lên xe đều bâng quơ kể câu chuyện:
-Năm xưa, thuở hàn vi, ta là đứa trẻ chăn trâu mướn. Lần đó mảng chơi làm lạc mất một con nghé con đâu đó trong rừng kia. Vì chuyện đó, ta bị một trận đòn thừa sống thiếu chết.
Các quan nghe vậy đều sụt sùi rơi lệ. Ngài nói tiếp:
-Mối thù địa chủ ta khắc cốt ghi xương. Nhưng trong chuyện này cần công bằng, vậy phiền các ông tìm giúp ta con nghé năm nào.
Rồi lên xe đi thẳng, không ngoái đầu nhìn lại.
Vài ngày sau đợt kinh lý, người nhà vào tâu: có các quan Tổng Trấn ba châu xin vào yết kiến.
Tổng trấn Thượng Châu bước vào hớn hở: “Dạ bẫm, chúng tôi đã tìm thấy rồi ạ. Con nghé năm nào giờ là một con trâu mộng”. Đại nhân lạnh lùng cho lui ra, bảo người nhà cho ăn suất ăn của bọn người hầu.
Tổng trấn Trung Châu vào, nghiêm trọng nói: “Dạ bẫm, đó là một câu chuyện thương tâm. Con nghé lớn lên thành một con trâu trắng. Trong vùng đó có con hổ xám vẫn thường xuống làng phá phách sát hại dân lành. Trâu trắng chiến đấu với hổ xám. Kết quả cả hai con cùng chết. Dân nhớ ơn lập đền thờ trâu trắng và đúc cả tượng nữa. Dạ, dân gửi tượng trâu trắng lên dâng ngài”.
Tổng trấn dâng lên con trâu bằng vàng. Đại nhân nức nở khóc: “Ta thật có lỗi với trâu trắng”. Rồi sai người mời khách ra nhà hàng thết đãi hậu hĩnh.
Tổng trấn Hạ Châu vào, khoan thai nói: “Dạ bẫm, con nghé của ngài lớn lên sinh con đẻ cái. Khu rừng bao năm nay được người dân bảo quản quản, tôn tạo. Chúng tôi đã lập dự án “Khu sinh thái quốc gia đẳng cấp quốc tế” trình lên triều đình. Dạ, chúng tôi cũng biết cháu ngoại của ngài vừa tốt nghiệp ngành báo chí. Chúng tôi muốn phiền ngài cho cháu về làm tổng giám đốc dự án”.
Đại nhân cả cười, bá vai bá cổ tổng trấn, cùng nhau vào nhà trong bàn chuyện trao ấn tín.


Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Giữa Tacloban điêu tàn (từ thanhnien.online)

Mùi tử khí bao trùm thành phố Tacloban đổ nát sau khi cơn cuồng phong Haiyan càn quét. Bên cạnh những nạn nhân đã chết hoặc mất tích, hàng triệu người ở Tacloban và khắp vùng Leyte đang chịu cảnh màn trời chiếu đất, đói khát và sống trong bóng tối, không biết ngày mai sẽ ra sao.

Giữa Tacloban điêu tàn 1
Nhiều người đang trông chờ thực phẩm - Ảnh: Đỗ Hùng





Sau hành trình dài trên biển từ Cebu, tôi tới thành phố Ormoc vào buổi chiều muộn ngày 11.11. Thành phố nhỏ bên bờ biển, dù được che chắn bởi dãy núi cao, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Haiyan. Nhà cửa, cây cối sụp đổ ngổn ngang, điện nước không có. Bắt đầu từ thời điểm này, tôi, cũng giống như mọi người dân ở vùng Leyte ở miền trung Philippines, bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài.
Từ Ormoc, tôi đi xe ôm sang Tacloban, thủ phủ vùng Leyte và là trung tâm của thảm họa mang tên bão Haiyan, mà người Philippines gọi là Yolanda. Sau hành trình dài 3 tiếng đồng hồ, trời sập tối khi chúng tôi đến Tunga, một thị trấn cách Tacloban chừng 40 km. “Các anh đi xuống Tacloban làm gì? Không điện nước, không chỗ ở, không điện thoại, chỉ có xác người ở đó. Nhiều người đói khát, cướp bóc nữa”, người phụ nữ mà chúng tôi tình cờ trò chuyện bên đường nói. Thấy tôi hoang mang, bà chủ động: “Anh có thể nghỉ qua đêm ở nhà tôi, sáng mai xuống Tacloban cũng được”. Lòng tốt của bà Editha Daang và cậu con trai Anthony đã giúp tôi có được một đêm ấm áp. 
 Giữa Tacloban điêu tàn 2
Tác giả đi cùng các binh sĩ lục quân Philippines làm nhiệm vụ cứu trợ - Ảnh: T.L
Những thi thể bên đường
Buổi sáng, trời mưa từng đợt, tôi đón xe đò xuống Tacloban. Xe chạy trên những con đường ngập nước, và tràn ngập những con người mất nhà, mất người thân, đang đói khát chìa những cánh tay ra trong vô vọng. “Ở đây có mấy kho gạo, hôm trước người ta phá kho vào mạnh người nào người đó lấy rất nhiều. Hôm qua, tôi và cậu em cũng xuống đây lấy một ít về ăn”, anh chàng phụ xe Ricco Peruta kể. “Tất cả mọi người đều đói khát, xe cộ thì không có xăng dầu để chạy. Ở đây, lúc này có tiền cũng không thể làm gì”. Xe tới Tacloban. Thành phố thảm họa đón chúng tôi bằng một mùi hôi thối đặc trưng của thi thể người, xác động vật đang phân hủy. Tôi đã từng bắt gặp thứ mùi này khi đi qua những chốn điêu tàn sau trận sóng thần kinh khiếp cuối năm 2004 ở Ấn Độ Dương, giờ đây dễ dàng nhận ra một không gian đầy tử khí.
Tôi xuống xe đò mà trong lòng không hề có một ý niệm rằng mình sẽ đi đâu, về đâu, qua đêm ở đâu. Lang thang một vòng, tôi bắt gặp một đoàn xe của quân đội đi cứu trợ. “Tôi cùng đi được chứ?”, tôi hỏi, một anh chàng bận đồ rằn ri da ngăm đen đáp: “Tất nhiên!”. Rồi những cánh tay chìa qua thành xe. Và tôi đã có một ngày đi vòng quanh Tacloban, cùng những người lính Philippines, để chứng kiến cái chết mà cơn cuồng phong Haiyan đã gieo xuống thành phố này.
“Chúng tôi bắt đầu lúc 5 giờ sáng, và tới khuya mới trở về doanh trại”, đại úy Ian Ampaso thuộc Sư đoàn 8 Lục quân cho biết. Đối với Ian Ampaso và đồng đội, cứu trợ là một công việc dù cực nhọc nhưng vẫn còn dễ chịu. “Mấy hôm trước, mỗi ngày đội chúng tôi thu dọn từ 150 đến 200 thi thể. Thật không thể tưởng tượng nổi”, Ampaso thở dài và nhìn dòng người đang đứng vẫy hai bên đường để xin hàng cứu trợ: “Họ cần nước, cần thức ăn, họ cần mọi thứ. Họ thiếu tất cả, chỉ có nỗi đau khổ là dư thừa”. Rồi Ampaso bảo rằng một trong những thứ cần nhất hiện tại là máy lọc nước. “Chúng ta chở những chai nước lọc này tới cho họ, nhưng bao nhiêu mới đủ? Chúng tôi đã yêu cầu lên trên cung cấp máy lọc nước”.
Hàng cứu trợ gồm gạo, phần lớn mua từ Việt Nam và được trữ sẵn tại các kho trong vùng, dầu ăn, muối, mì sợi, nói chung là bất cứ thứ gì ăn được. Nhưng dòng người tại các điểm phân phát cứ mỗi lúc một dài thêm, biết bao nhiêu cho đủ? Và tại các đường phố, những khu nhà ổ chuột mà xe chúng tôi lướt qua, còn cả trăm, cả ngàn cánh tay đưa lên vẫy gọi trong vô vọng. Làm sao trong chốc lát hàng cứu trợ có thể đáp ứng được tất cả những con người đang đói khát cùng cực này? “Được chút nào hay chút ấy thôi. Để cứu sống tất cả những con người này, cần sự nỗ lực của cả nước và sự hỗ trợ của quốc tế”, đại úy Ampaso nói. 
Chúng tôi sẽ vượt qua
“Phải năm tháng nữa mới có điện trở lại. Cậu con trai của tôi làm cảnh sát, thằng Anthony ấy, nó kể chính phủ nói vậy”, bà chủ nhà tốt bụng Editha nói. Đứa cháu của bà, một nữ sinh của đại học vùng Leyte tại Tacloban, đã nghỉ học vô thời hạn. “Trường của em sập rồi. Nhiều bạn bè của em ở Tacloban. Trong số mấy ngàn người chết, không biết có bạn học của em hay không”.
Buổi chiều hôm qua, sau một ngày đi cùng đơn vị của Sư đoàn 8 Lục quân, tôi tới Trung tâm điều phối cứu trợ của LHQ đặt tại Tòa thị chính Tacloban nằm trên một mỏm đồi. Tòa nhà chính quyền đã bị đánh sập, nên tất cả các hoạt động điều phối cứu hộ, cứu trợ đều diễn ra ngoài trời, bên cạnh những ngổn ngang đổ nát. Ở một góc sân, một dòng người rồng rắn đang xếp hàng. Tôi hỏi một quan chức quản lý Trung tâm điều phối về khả năng gửi email từ nơi này. “Anh có thể xếp hàng đằng kia. Chúng tôi mở cửa 24/24”, ông ấy chỉ vào dòng người rồng rắn mà tôi thấy ban nãy. Đứng xếp hàng ở đây chắc phải mất chừng 3 tiếng mới đến lượt, nhưng đây là lựa chọn duy nhất tại Leyte. Cả vùng Leyte này, chứ đừng nói là riêng thành phố Tacloban bé nhỏ, đây là điểm truy cập internet duy nhất và cũng là một nơi hiếm hoi mà bạn có thể thấy ánh điện, có chỗ để sạc pin máy tính, máy chụp hình. Điện thoại thì khỏi cần, vì ở chốn này làm gì có sóng điện thoại.
“Xin lỗi, anh là nhà báo à?”, một cô gái trẻ ngăm đen, thấy tôi đang gõ lọc cọc máy tính, lân la trò chuyện. Tôi gật đầu và thế là lại đối diện thêm một câu chuyện nữa, trong vô vàn những câu chuyện đau thương giữa xứ sở đổ nát này. “Em là sinh viên. Em và gia đình phải trú ở đây vì nhà đã sập, buổi tối thì nằm dưới sàn này”, cô gái tên Mae vừa nói vừa chỉ xuống nền xi măng nhơm nhớp bên ngoài tòa thị chính. “Gia đình bạn an toàn cả chứ?”, tôi hỏi. Cô gật đầu: “Nhưng cả gia đình bà dì ruột em thì không biết giờ ở phương nào. Sau bão, em mất liên lạc với họ. Hy vọng họ không nằm trong số những người mất tích”. Rồi Mae giải thích: “Em muốn nói chuyện với những người làm báo chí để biết thêm thông tin, chứ gần một tuần nay em như người mù. Chẳng biết gì về thế giới bên ngoài. Mà anh biết con số người chết được công bố chính thức là bao nhiêu vậy?”. “Hình như là 1.200 người chết; một số nguồn tin từ cảnh sát nói con số người chết có thể lên tới 10.000 hoặc hơn”. Tôi đáp, và lặp lại lần nữa rằng đây là các con số không chính thức mà tôi đã cập nhật cách đây gần 2 ngày. Kể từ khi cập cảng Ormoc vào xế chiều 11.11, tôi cũng bị cắt đứt với thế giới bên ngoài nên chẳng thể cập nhật thêm được gì. Cô gái rùng mình. Tôi muốn câu chuyện nhẹ bớt đi, nên hỏi: “Bao giờ bạn đi học trở lại”. “Cũng không biết nữa. Chắc phải vài tháng, nếu không muốn nói là một năm”, cô cười buồn, rồi đột nhiên nhìn tôi. “Em sẽ chờ. Và sẽ là người đến lớp đầu tiên trong ngày hôm ấy, để xem bạn bè ai còn ai mất, và để còn nhìn thấy tương lai”.
Lời của Mae đau buồn và u uất, nhưng cũng ẩn hiện một niềm tin vào tương lai. Niềm tin này, hồi ban sáng, khi tình cờ ghé vào bệnh viện tư Divine Word, tôi đã gặp nơi nữ bác sĩ Merin Obgyn: “Điêu tàn, sụp đổ, nhưng chúng tôi sẽ vượt qua”.
Giúp hơn 100 triệu đồng cho người dân Philippines
Giữa Tacloban điêu tàn 3 
Sáng 12.11, ni sư Tâm Nguyệt đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên hỗ trợ 100 triệu đồng và 500 USD cho người dân Philippines bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão tàn khốc Haiyan. Trong đó ni sư Tâm Nguyệt và các phật tử chùa Phổ Hiền, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là 100 triệu đồng và ni sư Minh Khai, chùa Từ Hiếu cũng ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là 500 USD. Được biết, trong thời gian qua ni sư Tâm Nguyệt và các phật tử chùa Phổ Hiền thường xuyên đóng góp cứu trợ người dân trong và ngoài nước bị thiên tai bão lũ...
Tấn Tú

Đỗ Hùng (Tacloban, Philippines)

Chả giò và người Việt ở Hà Lan

Chả giò và Người Việt ở Hoà Lan .
                  Châu Âu du ký 
 

Chúng ta đã có từng nghe qua , chả giò VN là một món ăn rất thịnh hành  ở Hoà Lan , được người bản xứ  iêu thích .Thế nhưng không thể hình dung được kỹ nghệ chả giò ở đó lớn mạnh tới cỡ nào cho đến khi tận mắt chứng kiến một bức họa vô cùng ấn tượng.
 
Đến Hòa Lan vào giữa tháng tư , thời tiết  vẫn còn ẩm ướt ... mưa phùn và gió lạnh . Chúng tôi được vợ chồng Việt & Nga , vừa là bạn, vừa là đồng hương Quy nhơn ưu ái đón tiếp đưa về nhà . 
Căn nhà bạn nhỏ xíu , dễ thương như cái chuồng chim bồ câu , sân trước sân sau đều có hoa nở đủ màu xinh xắn.
 
Trong lúc  để chúng tôi  nghỉ ngơi ăn uống sau chuyến bay dài mười mấy tiếng đồng hồ , hai bạn ra cửa hàng buôn bán nốt ngày hôm đó cho xong , rồi đóng cửa nghỉ việc cả tuần để đưa chúng tôi thăm thú cảnh đẹp Hoà Lan .
 
Bạn thật chu đáo , biết tôi có ý tìm hiểu nên dặn bà hàng xóm cạnh nhà đúng hai giờ trưa , qua chở dùm chúng tôi ra chỗ bạn buôn bán  gần nhà để coi qua cho biết , dù đi bộ cũng được nhưng sợ bị lạc .Thị trấn nhỏ này cách Amsterdam khoảng 50 cây số , hiền hoà xinh đẹp , đường sá sạch sẽ . Những con phố nho nhỏ ,  có kiến trúc cổ xưa , nơi mà phương tiện giao thông phần lớn là dùng xe đạp . 
 
Xe bán chả giò của chị Nga .
 
QN11

Tới nơi thấy Bạn có một xe bán chả giò , kiểu xe thùng , đậu ngay trước lối ra vào một khu thị tứ có nhiều cửa hàng nhỏ  , bên trong xe chủ yếu là một thùng lạnh đựng chả giò và một nồi dầu để chiên , phía trước xe đang có nhiều  khách  sắp hàng mua đứng ăn tại chỗ .. 
Thời tiết càng lạnh , càng nhiều khách qua đường dừng chân ghé mua . Thử  hình dung cảnh này : người thở ra khói , chả giò nóng hổi cũng bốc khói : dòn , béo , chấm vào chút sauce chua chua , ngot ngọt , cay cay ... thì "đã " biết chừng nào? ..
Bởi vậy , dân bản xứ đâm ghiền món chả giò này , mỗi lần dừng chân "quất"  một hơi dăm ba cuốn là chuyện dĩ nhiên .
Việc buôn bán thấy vô cùng đơn giản như đang giỡn .. Sáng kéo xe đi , chiều kéo xe về ... vậy mà lại kiếm được khối tiền mới là chuyện lạ ... Ai không thấy , chỉ nghe nói chắc không tin !
 
Một cuốn chả giò  bán giá 1 Euro ( 1.30 usd ) , Ông đi qua , bà đi lại , mỗi ngày xỉu xỉu cũng bán được trên dưới 500 cuốn , tiền vật liệu chẳng bao nhiêu , ( nhân bánh phần lớn là rau và bún tàu) , tiền mướn chỗ công cộng của chính phủ được biết cũng rẻ rề ... 
Tính sơ mỗi ngày kiếm sương sương cũng 200-300 Euro là giá chót 
Lại nữa người Việt bản tính chịu thương , chịu khó , vợ chồng mỗi người một xe khác địa điểm đứng bán là chuyện thường ngày ở huyện ..  Đơn giản tính nhẩm thôi , cũng thấy tiền là tiền ...
 
Một trong nhiều xe bán chả giò của Chị Dung ở Amsterdam..
 
QN11

 

Vậy mà vợ chồng Anh bạn tôi những năm trước còn trẻ còn sức  , có tới 4-5 xe , mướn người cuốn bánh và đứng bán ... Nghĩ tới có phần ghen tị vì thấy Anh kiếm được nhiều tiền quá . Giờ thì chắc kiếm dư rồi nên Anh dẹp bớt chỉ còn một xe rưởi , nghĩa là  riêng Anh một xe bán đầy đủ 6 ngày một tuần , còn xe cô vợ là  chị Nga chỉ bán 2 ngày cuối tuần ( thứ sáu , thứ bảy )  mà thôi . Những ngày còn lại Nga ở nhà nghỉ ngơi và dành ra hai ngày để cuốn vài ngàn cuốn chả giò bán cho tuần tới . 

Nghề nghiệp  mấy chục năm quen tay , có máy cắt rau ,vắt rau , máy trộn thịt  phù trợ nên cuốn vài ngàn cuốn chả giò với Nga là chuyện nhỏ , dể như ăn ớt ... chỉ thiên .

 

 ** Chỉ trong chốc lát , dưới đôi bàn tay vàng của chị Nga , Hàng loạt chả giò được xuất xưởng ..

 

 
QN11
QN11
QN11

 
Cứ thế ngày đi , tiền đến ... túi nặng những tiền là tiền ...

 

Chúng tôi may mắn , có mặt nhằm lúc gần ngày sinh nhật Hoàng thái hậu ( Mẹ của Nữ hoàng Hoà Lan)  , ngày này sẽ là một ngày hội lớn , mọi thứ  được miễn thuế . Nghe nói hôm đó trường học , công sở đều sẽ đóng cửa , thành phố có tổ chức diễn hành , xe hoa , kèn trống nhạc ... xập xình .. Mọi người đều đổ ra đường ăn chơi theo truyền thống .

 Được biết , hôm đó Chả giò sẽ bán đắt hơn tôm tươi ,  ngày hội của người dân Hoà Lan này cũng là ngày " lễ vàng - lễ bạc" của giới làm chả giò ...nên khi ghé thăm nhà người Việt Nam nào chúng tôi cũng thấy mọi người lao đầu vào cuốn chả giò . Trên bàn , dưới đất , trong bếp , ngoài vườn đâu cũng chả giò .. thật đúng với  khẩu hiệu "người người chả giò , nhà nhà chả giò ". Một hình ảnh thật khó tưởng tượng nếu không tận mắt chứng kiến .
Ai gặp nhau cũng hỏi : Cuốn được mấy ngàn cuốn rồi ?? câu trả lời nghe cũng long trời lở đất . Người này nói : tui cuốn được năm ngàn cuốn rồi , người khác bảo : tui cuốn được mười ngàn cuốn rồi ...
Lại hỏi thăm nhau , năm nay bán mấy xe ?? vì có nhiều người thấy ham ,  mướn thêm xe , huy động tất cả người trong nhà hôm đó sẽ dàn trải mọi ngõ ngách để bán ... 

Chả giò có mặt khắp nơi ,  đến ngủ nằm mơ cũng thấy ... bánh tráng , cà rốt , bún tàu ....

Những người không có xe hay địa điểm để bán thì sao ? Chỉ cần ở nhà , cuốn bỏ mối cho người ta , giá gốc tính cho mỗi một trăm cuốn là 35 euro . Ngay những người già rảnh rang , chỉ cần lột bánh tráng rời ra cho dể cuốn , nhanh tay gở ngày vài trăm xấp cũng kiếm được  tiền . 

Tất cả cũng nhờ trời thương cho đám dân vong quốc , tha phương cầu thực . Giống như ở Mỹ có nghề móng tay giúp bao nhiêu gia đình sung túc nuôi con ăn học nên người  , thì người Việt ở Hoà Lan , lại sống hùng sống mạnh với nghề chả giò . 
Dù bây giờ đang giai đoạn kinh tế trì trệ , việc buôn bán bị ảnh hưởng , cũng đã chậm đi nhiều ,vậy mà chúng tôi dân sống ở Mỹ  lâu năm , nhìn thấy  còn mê mẩn ... huống chi thời kinh tế còn thịnh vượng trước kia ...  thì tiền biết xài sao cho hết ?
Vợ chồng Việt & Nga . Một trong những sư phụ chả giò ở Hoà Lan

Nhìn chung đời sống người Việt ở Hoà lan nếu chịu khó sẽ rất sung túc . 
Mà ai không chịu khó cũng không sao , chính phủ sẽ giúp đở toàn diện từ nhà cửa , y tế , thức ăn , quần áo mùa hè , mùa đông  ...thậm chí cho cả tiền đi du lịch , nghĩ hè giúp tinh thần đở buồn chán  . Chính phủ chu đáo lo cho dân từ vật chất tới tinh thần . 

Chuyện khó tin quá phải không ?
Nước người ta là  xã hội tư bản sưu cao thuế nặng , mà sao người dân sung sướng thế  ?  đến những người tỵ nạn , di dân ăn nhờ ở đậu như người Việt nam ta , mà cũng được hưởng sái , ấm no sung túc một đời .

Có một đều lạ , những ngày ở đó , Chúng tôi mỏi mắt cũng không thấy cái gọi là cảnh lẻ loi , cô độc ở xứ người . Cũng như nhìn quanh quất , tìm mãi  cũng không thấy cái hình ảnh người bóc lột người  thường bị gán cho xã hội tư bản ở đâu cả ?.

Hoà lan xứ người buổi chiều thường hay mưa , có người bảo xứ này một ngày có đủ bốn mùa , nhưng nhìn đâu chúng tôi cũng thấy không khí trong lành , hoa khoe sắc thắm , thấy phố , thấy nhà. .. Không như những câu thơ của thi sĩ Trần Dần ... khi bước đi trên chính quê hương mình đã không thấy gì cả ...  chỉ thấy có  một điều mà không tiện viết ra ở đây !

Vậy thì ... tốn bao nhiêu xương máu và nước mắt. Đốt cháy , đui chột cả một thế hệ tuổi trẻ , lót đường đi tới " Xã hội  chủ nghĩa cộng sản " để làm gì nhỉ ??

--------------------------------------------------------------------------------------===

Chả giò và người Việt ở Hoà Lan # 2

                  Châu Âu du ký  from: Quinhơn11
quinhon11.com
 
               Cuộc sống truân chuyên trên xứ người .
Hòa Lan có cảnh vật thật đẹp  , Trước hiên dù là nhà lớn hay nhỏ , đâu cũng có thảm cỏ xanh và vườn hoa đủ màu khoe sắc .Tuy nổi tiếng trên thế giới về hoa Tulip , nhưng bên cạnh còn có vô số những kỳ hoa dị thảo khác , tạo thành một bức tranh muôn màu sống động , thanh nhã nhẹ nhàng . Khách phương xa đến thăm một lần không khỏi có chút lưu luyến khi rời xa ...



Tuy nhiên vật giá ở Hoà Lan rất đắt đỏ so với Mỹ , mọi thứ có giá gấp đôi hay hơn . Xăng gần $8 USD một gallon .( ở Mỹ giá 3.50 usd / gallon)   

( Bạn chở mình đi chơi , mỗi lần thấy bạn đổ một bình xăng gần 100 Euros thật tình mình cũng thấy ...  chóng mặt vì thương bạn tốn kém quá ...) 
quinhon11

Rất may, bên Châu Âu chính phủ cũng biết thế nên không tiếc  công tiếc của , đầu tư  hoàn thiện một hệ thống xe điện , với hàng ngàn tuyến đường chân rết vô cùng hoàn hảo tới mọi ngõ ngách thành phố ... nhờ vậy hầu hết dân chúng thoải mái dùng xe công cộng làm phương tiện di chuyển xa , và xe đạp cho di chuyển gần . Vừa khỏi bị áp lực cho túi tiền , vừa có không khí trong lành , giảm bớt sự ô nhiễm do khói xăng, khói dầu , vừa tập thể dục cho đôi chân . Đúng là nhất cử mà tới...  tam ..  tứ lợi !

Nếu nhìn thu nhập trung bình hằng tháng của người dân Hoà Lan , dưới mắt một người sống ở Mỹ như chúng tôi ít nhiều cũng có phần thắc mắc : Làm sao họ có thể trang trải cho cuộc sống với chỉ ngần ấy tiền trong khi mọi thứ quá đắt đỏ  ? Đồ ăn VN rất đắt , một bó ngò  nhỏ giá gần 2 euros , một trái mướp hương bé tí gần 4 euro ... , món nào cũng mắt thấu trời xanh ... Làm sao chịu nổi ??

Cuộc sống ở Hoà Lan nói riêng và Châu Âu nói chung , có  nhiều khác biệt so với cuộc sống ở Mỹ . 
 Bên Mỹ thuế lợi tức trung bình khoảng 25% trên số lương , thuế tiêu dùng 8% , còn thực phẩm được miễn thuế . Chưa kể dân nghèo có lợi tức thấp được đãi ngộ cho đóng thuế thu nhập rất ít , ấy vậy mà cuối năm có nhiều trường hợp được trả thuế về hết và chính phủ còn ưu ái tặng thêm vài ba ngàn USD  gọi là giúp đở thêm , để nuôi con thơ .. vợ dại.
quinhon11.com
Do chính phủ Mỹ còn nhiều thu nhập khác , quá giàu nên tự bỏ thêm tiền lo cho dân , giờ gặp khó khăn , ngân khố hao hụt nên cắt giảm bớt phần phúc lợi có thể , do không thể lấy thêm thuế từ dân chúng được.

Vậy đó : cho đi thì dễ chứ lấy lại thì khó , đó là luật chơi ai cũng biết .

Còn ở  Châu Âu nói chung hay Hòa Lan nói riêng , chính phủ đánh thuế  rất cao trên thu nhập của người dân , nên số tiền lương mỗi người khi đem về đã bị hao hụt khá nhiều . 
Thuế thu nhập lên tới 50% , thuế tiêu dùng 20% , thuế thực phẩm khoảng 12% , chưa kể thuế nhà, thuế đất rất cao, (cao hơn ở Mỹ nhiều) nếu làm chủ.

Trước thuế , sau thuế .... nhìn đâu cũng thuế ...và thuế .... lại thêm vật giá quá đắt đỏ ..
Vậy thì làm sao sống nổi ? .

Ấy vậy mà dân chúng vẫn sống bình yên, hạnh phúc . Nhịp sống chậm rãi an bình Đây đó những quán cà phê vỉa hè sạch sẽ im mát , người người thư thả nhẫn nha nhấm tí cà phê , ăn cái bánh ngọt , thoải mái đọc tờ báo buổi sáng , khi đứng dậy với chiếc xe đạp , không quên ghé sạp mua thêm bó hoa đem về chưng trong nhà . 
(Hay có khi dừng lại  xe chả giò VN nào đó , vừa thổi vừa xơi vài cuốn chả giò dòn thơm với nước sauce chua ngọt) .., 

Đời sống yên ả làm sao!

Dân Hoà lan yêu hoa , dọc đường đâu cũng thấy những sạp bán hoa đủ loại , và người mua không bao giờ thiếu . Đây đó trên vỉa hè lũ chim bồ câu cả đàn hàng trăm con đậu xuống ăn bánh mì vụn , yên tâm không sợ bị ai bắt về rô ti , hầm thuốc Bắc  hoặc chế biến thành món nhậu đặc sản .. thật là một nơi chốn bình yên cho cả người và vật .

Vì sao dân Hòa Lan có được cuộc sống tốt như thế ? Tất cả nhờ có một  chính phủ tốt . Họ đánh thuế cao và dùng tiền đó lo cho dân , chu cấp từ nhà cửa , y tế , trường học ... Nói chung lo toàn diện ...
 ( chứ không có kiểu tham những , rút ruột công trình , vơ vét bỏ vào túi riêng để rồi đem tiền chuyển dấu vào những ngân hàng nước ngoài , hoặc trở thành  những đại gia ở đất nước nào đó . Nghe ... thấy .. rất quen tên , quen mặt ..)!
  
 Phần lớn dân chúng được chính phủ phân phối những căn chung cư vừa đủ ở với giá thấp theo % lợi tức kiếm được  , ( khoảng 200-300 Euro mỗi tháng cho căn hộ 3 phòng nho nhỏ ) nên vấn đề chỗ ở cho người có lợi tức thấp được giải quyết khá nhẹ nhàng , giảm bớt nhiều gánh nặng lo lắng trong cuộc sống . Vì thế  tuy vật giá đắt đỏ , cũng như kinh tế đang đình trệ khó khăn , mà người dân vẫn sống ung dung . Vợ chồng con cái mỗi  năm đều có tiền đi nghỉ hè  , vẫn có chút tiền dành dụm , không bị áp lực nhiều . Trút hết mọi gánh lo cho chính phủ . 
quinhon11.com


Tuy không thể tích lũy tư sản nhiều  , và không nhiều người giàu có như xứ Mỹ , nhưng  đời sống họ ấm no, tự do dân chủ , thanh bình , an nhàn . Trong mắt chúng tôi Hòa Lan  này đúng nghĩa là một xã hội chủ nghĩa :  Với chính phủ là đầy tớ của nhân dân , lo cho dân và vì dân .

Nhìn cách sống dân châu Âu mới thấy dân Mỹ sống quá sức phung phí , không phải dân Châu âu hà tiện hay không có khả năng , mà là  họ có nếp sống căn cơ , chừng mực . 
Dù rằng cách sống , thói quen mỗi nơi mỗi khác , đâu cũng có cái hay riêng . Bồng em thì khỏi xay lúa, Xay lúa thì khỏi bồng em " .Tuy vậy chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điều hay , đáng cho mình suy ngẫm và học hỏi .  
 

Quinhơn11

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

4 động tác đơn giản chống đột quỵ

Vừa  đọc tin chị Trần ngọc Lắm 58 tuổi ,vợ của thầy Dương Thế Phương là cựu hiệu trưởng của trường trung học Nghĩa Phương,Bình Dương  nơi tôi đã dạy mấy năm vừa qua đời vì bị đột quỵ nên tôi có bài viết nầy để giúp chúng ta  có thể tránh một phần nào  bị đột quỵ .


1 Nắm tay phòng tràn máu não .
Mỗi sáng ,trưa ,tối ,nắm tay khoảng 3 lần ,mỗi lần nắm từ 400 đến 800 lần
2. Nhún vai phòng chống tắc nghẽn mạch máu não
Mỗi sáng ,tối nhún vai theo động tác lên ,xuống ,mỗi lần thực hiện 4 đến 8 phút .
3 .Lắc đầu phòng chống đột quỵ .
Ngồi thẳng ,thư giản cơ bắp vùng cổ ,sau đó chuyển động đầu theo hướng trước ,sau ,trí ,phải ,mỗi lần thực hiện từ 30 đén 50 lần tốc độ chậm ,làm 3 lần mỗi ngày .Người bị huyết áp thấp có thể nằm ngửa để tập .
4 .Mát xa phần cổ ;ít bị đột quỵ
Cách làm là hai tay chà xát vào nhau cho nóng ,mát xa hai bên trái phải của vùng cổ ,tốc độ nhanh một chút ,đến lúc da phần cổ đỏ lên là được .
Rất mong các bạn của mình cố gắng thực hành mỗi ngày cho tốt .

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Chửa cao huyết áp bằng rau ,củ ,quả

Nhân dịp nghe tin một người quen vừa qua đời vì bị đứt động mạch chủ nên tôi có đọc qua tờ báo và cách chửa bịnh cao huyết áp sau đây có thể giúp đỡ phần nào cho các bạn nào  không có điều kiện chửa trị bằng thuốc .
 Đây là bài thuốc nam do lương y Thích Tuệ Tâm ,giám đốc điều hành Trung Tâm Kế Thừa và Ứng dụng y học cổ truyền Tuệ Tinh Đường Liên Hoa (số 3 Lê Quý Đôn ),Thành phố Huế đã dày công sưu tầm bào chế .
 Cao huyết áp là hiện tượng huyết áp vượt quá giới hạn bình thường(120-80),nếu không điều trị đầy đủ bịnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não ,suy tim ,suy thận Bài thuốc nam nầy sẽ mang lại hiệu quả cao .Theo lương y Tuệ Tâm ,bài thuốc nầy còn chửa được cao mỡ ,giảm cholesterol xấu ,tiểu đường .
 Bài thuốc như sau ;
 Rau cần tây  1 cây
 cà rốt  1 củ
 cà chua gần chín  1 quả
  hành hương 3 củ nhỏ
 tỏi 7 tép
 Cho vào máy sinh tố xay hòa thêm một ít nước sôi để nguội .Mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn .Nếu huyết áp trở lại bình thường thì ngưng uống .Uống từ 5 đến 10 ngày .
Mong rằng các bạn nào bị cao huyết áp thử thực hiện bài thuốc nầy xem có kết  quả  hay không ?.