Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013
Thế giới đó đây:Tu viện Sumela-Thổ nhỉ Kỳ
TU VIỆN SUMELA, THỔ NHĨ KỲ -
Di sản văn hóa thế giớiHuyền bí tu viện cheo leo vách núi ở Thổ Nhĩ Kỳ
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, tu viện Sumela là một công trình chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, tôn giáo và kiến trúc của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Tu viện nằm cheo leo trên vách núi trong màn sương mờ ảo.Tu viện Sumela nằm tại Trabzon, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen. Tu viện được xây dựng trên một vách núi cheo leo cao 1.200m. Do thời tiết quanh năm ẩm ướt cộng với sương mù thường xuất hiện nên tu viện cổ kính này luôn khoác trên mình vẻ âm u, huyền bí.Để leo lên tu viện Sumela, du khách có hai sự lựa chọn. Một con đường hiện đại được xây dựng xuyên từ sườn bên kia của ngọn núi sang tu viện. Còn nếu bạn không ngại đi bộ, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm và đồng hành với một con đường xuyên rừng, leo lên sườn dốc để lên tu viện.Lên một chiếc cầu thang chênh vênh bên sườn núi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống dẫn nước được đặt trên những mái vòm nối tiếp nhau phía tay trái. Đây chính là nguồn nước duy nhất của những người sống trong tu viện. Ngày nay, các mái vòm đã được phục dựng khá hoàn thiện.
Cầu thang men theo sườn núi vào tu viện, bên trái là đường ống dẫn nước đặt trên những cột trụ cổng vòm.
Bao quát toàn cảnh những dãy nhà nguyện.
Phần kiến trúc bằng gạch trong lòng hang đá.
Nhà nguyện đá. Leo hết cầu thang, bạn sẽ bắt gặp khung cảnh những dãy nhà nguyện cổ kính chen nhau dưới mái vòm hang động. Tu viện Sumela có tổng cộng 72 căn phòng, bao gồm nhà thờ đá, các nhà nguyện, bếp, phòng học, phòng tiếp khách và một thư viện lớn. Phần trung tâm của tu viện được đào sâu vào lòng núi và có thêm phần hậu cung xây bằng gạch. Các bức tường gạch và đá đều mang trên mình những bức tranh tường mang chủ đề tôn giáo.Truyện kể rằng Thánh Luke, một tông đồ của Chúa Jesus đã tạc một bức tượng gỗ màu đen Đức Mẹ Đồng trinh Maria. Sau khi ông qua đời, thánh vật này được chuyển đến Athens, Hy Lạp. Tương truyền, các thiên thần đã mang bức tượng đến một hang đá cất giấu để đến năm 386, hai tu sĩ người Athens là Barnabas và Sophronius đã phát hiện ra nó. Họ đã xây dựng nên tu viện Sumela ngay tại hang đá này. Từ Sumela bắt nguồn từ tên tiếng Hy Lạp của Đức mẹ Đồng trinh - Panaghia.
Tranh tường theo chủ đề tôn giáo, khắc họa các cảnh trong Kinh Thánh.
Đức Mẹ Đồng trinh Maria.
Chúa Jesus.
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp quanh tu viện.Tu viện Sumela là một tu viện Chính thống giáo Hy Lạp, một nhánh của Kitô giáo. Các hoàng đế của đế chế Trebizond đã không tiếc tiền của xây dựng tu viện này. Khi vương triều này sụp đổ và bị thay thế bởi đế chế Ottoman của người Hồi giáo, tu viện Sumela vẫn được duy trì. Cả người theo Cơ đốc giáo và Hồi giáo đều tin rằng, phép màu của Đức Mẹ Maria sẽ mang đến sức khỏe dồi dào cho những người hành hương.Đầu thế kỷ 20, cùng với sự thành lập của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, người Hy Lạp buộc phải rời khỏi Sumela và tu viện chính thức bị bỏ hoang từ năm 1923. Các tu sĩ đã chuyển các báu vật sang Hy Lạp, và nhiều công trình bằng gỗ đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn năm 1930. Ngày nay, tu viện Sumela đã được phục dựng và trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Chữ cổ trên tường tu viện.
Hình ảnh tu viện trên một tấm bưu thiếp gửi năm 1903.
Tu viện Sumela là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trên thế giới.============================
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013
Nước uống quan trọng như thế nào ?.Mời xem
Nước uống
Theo Ðại
học Washington.
Một ly
nước uống sẽ lấy mất đi cảm giác đói suốt đêm
cho hầu
hết những ai phải ăn kiêng
Thiếu nước là nguyên nhân số 1 gây ra sự mệt mỏi trong ngày
Nhiều nghiên cứu cho biết từ 8-10 ly nước trong ngày
có thể làm giảm những cơn đau lưng và đau khớp
cho gần 80% những ai bị các bệnh nầy
Chỉ cần giảm 2% nước trong cơ thể con người
sẽ gây sự mất liên kết về trí nhớ trong thời gian ngắn,
những vấn
đề về toán học và khó khăn khi phải tập trung
trước màn
hình vi tính hay trước một trang giấy in.
Uống 5 ly nước mỗi ngày giãm 45 % nguy cơ ung thư ruột
Uống 5 ly nước mỗi ngày giãm 45 % nguy cơ ung thư ruột
và có thể giảm nguy cơ ung thư vú từ 79% và 50% ung thư
bàng quang.
Bạn đã uống đủ nước cần thiết mỗi ngày chưa?
Bạn có biết?
Bạn có biết?
Thời kỳ uống nước thích hợp.... rất quan trọng
Uống nước vào những lúc chính xác sẽ tăng tối đa hiệu quả trong cơ thể con người:
- 2 ly nước ngay khi thức dậy, giúp các cơ quan nội tạng khởi động
- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn giúp tiêu hóa tốt
- 1 ly nước trước khi đi tắm giúp hạ huyết áp
- 1 ly nước trước khi đi ngủ tránh cho bạn các cơn nhồi máu cơ tim.
Hãy gởi thông tin này đến những người thương yêu của bạn.
về địa danh Thủ dầu Một
TIẾP CẬN ĐỊA DANH THỦ DẦU MỘT:
Nhìn từ góc độ lịch sử, từ nguyên...
(Quá trình hình thành và thời điểm xuất hiện)
Minh Châu
Thủ Dầu Một (TDM) là tên cũ của tỉnh Bình
Dương (BD) trước năm 1956, tồn tại 87 năm
(1869-1956) và đã gắn liền với lịch sử đấu
tranh, xây dựng và phát triển của vùng đất, nay
là địa bàn tỉnh BD. Địa danh này đã được nhiều
tác giả, sách báo tìm hiểu, giải thích về xuất xứ,
lai lịch, từ nguyên... nhưng đến nay cũng chưa
có được sự thống nhất và sức thuyết phục cao.
Chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu nói trên cần
nên tiếp tục, nhất là việc xác định chính xác
thời điểm xuất hiện của địa danh này vẫn gần
như còn bỏ trống...
Gần đây, nhân được đọc mấy bài báo, bài
nghiên cứu (của một nhà văn và của một thạc
sĩ sử học) đề cập đến vấn đề địa danh TDM...
chúng tôi thấy có đôi điều muốn được trao đổi
thêm với các tác giả bài viết nói trên.
Về bài viết thứ nhất, cách đây chưa lâu, nhà
văn Nguyễn Yên Mô, một thành viên tham dự
trại sáng tác văn học năm 2006 tại BD (do Tạp
chí Văn nghệ QĐND và Hội VHNT Bình Dương
tổ chức) có sáng tác bút ký “Bình Dương,
hương đất tình người”
(1)
. Bút ký được chọn
đăng và được lấy tên đặt thành tiêu đề chung
cho tuyển tập thơ văn của trại sáng tác. Điều
đáng nói là trong bút ký này tác giả đã thuật lại
việc đi tìm hiểu về lai lịch tên gọi TDM. Nhà văn
đã viết: “Người ta bảo “thủ” tức là đứng đầu,
“một” tức là duy nhất, “dầu” tức là cây dầu (...).
Thế còn “Thủ Đức”, “Thủ Thừa”, “Thủ Thiêm”?
Đó là ông quan đứng đầu “trấn”(?). Rồi ông nêu
lên một câu hỏi mà thực chất là một phát hiện
của riêng mình để giải thích tên gọi TDM: “Ngày
xưa TDM cũng là một trấn(?). Có phải quan
trấn thủ đất này tên gọi là “Một”(?) sđđ trang
187.
Qua đoạn viết trên cho thấy cái tên nôm na
TDM đã gợi nhiều sự chú ý thu hút đối với
những người muốn tìm hiểu nó và sự tìm hiểu
quả là không đơn giản chút nào! Bằng chứng
nhà văn đã gặp không ít lúng túng và cả sự mơ
hồ khi hiểu về địa danh này. Thực ra, TDM
chưa bao giờ là một đơn vị hành chính cấp
“trấn”, cũng không có bất cứ tài liệu, tác giả nào
nhắc đến chuyện đất TDM có một ông Trấn thủ
tên là Một như tác giả đã nghĩ.
Tuy nay TDM không còn là tên riêng của một
tỉnh, nhưng từ lâu TDM vẫn luôn là lỵ sở, thủ
phủ hành chính của vùng đất này và hiện nay
còn có một thị xã (thành phố) sầm uất, xinh đẹp
vẫn mang tên TDM. Mới đây, ngôi trường đại
học chính quy lớn nhất của địa phương cũng
mang tên Đại học Thủ Dầu Một. Chắc chắn mai
đây, cùng với BD, TDM sẽ là những thành phố
công nghiệp - dịch vụ năng động quan trọng
hàng đầu của Bình Dương và của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, cũng như của cả nước.
Từ những điều trình bày ở trên, cho thấy việc
tiếp tục tìm hiểu, thảo luận thêm một cách thấu
đáo về tên gọi TDM, địa danh luôn gắn liền với
lịch sử của xứ này, là điều cần thiết nên làm.
• Tên TDM đã được hình thành ra sao
về mặt lai lịch, từ nguyên?
Trước hết, xin được điểm lại một số giải thích
đáng chú ý hơn cả của các nhà nghiên cứu có
uy tín chung quanh sự hình thành cụm từ địa
danh TDM. Đồng thời thử nêu lên một cách lý
giải, tiếp cận nhìn từ góc độ lịch sử, từ nguyên
cũng như về thời điểm xuất hiện của địa danh
này.
Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên
TDM có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Chẳng
hạn, như nhà soạn từ điển Lê Văn Đức, nhà
ngữ học Lê Ngọc Trụ, ở phần địa danh (trang
260) trong “Việt Nam từ điển” (Sài gòn TB 1970)
cho rằng tên TDM do âm Việt đọc tiếng Cao
Miên (sic) “Thun Doán Bôth” (có nghĩa là gò có
đỉnh cao nhất) mà ra (lỵ sở TDM ở trên ngọn
đồi ven sông Sài gòn)
(2)
.
Nhưng phần đông tác giả khác (kể cả người
viết bài này) đều nghĩ TDM là một cụm từ tiếng
Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai -2-
thành tố: “Thủ” (từ Hán - Việt có nghĩa là “giữ”vì
nơi đây có đồn binh để canh giữ, kiểm soát);
“Dầu Một” là tên đất, được cấu tạo theo cách:
“Tên một loài thảo mộc + từ chỉ số lượng”. Ví
dụ như các địa danh “Quéo Ba” (ở Long An),
“Xoài Đôi” (ở Phú Nhuận, TP.HCM). Theo
truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ
Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen
gọi là “cây dầu một” nên tên gọi THỦ DẦU MỘT
ra đời.
Học giả Vương Hồng Sển trong từ điển “Tiếng
nói miền Nam” TP.HCM xb 1997, trang 645)
cho rằng người Campuchia gọi tên TDM là
“Chhocutal MucyDoem” (Chhocutal: gỗ dầu;
Mucy: một; Doem: cây) có nghĩa là “cây dầu
một” theo đúng cách hiểu ở trên(3)
. Người Hoa
cũng dùng tên “Thổ Long Mộc” (cây rồng đất:
có thể hiểu đây là cây dầu rái hay dầu lông có
chứa chất nhựa rất dễ cháy nổ gọi là “mãnh
hỏa du”, để chỉ vùng đất TDM. Trong hồi ký viết
về vùng đất TDM (xuất bản tại Paris 1863), đại
úy L.C Grammont (viên sĩ quan Pháp đánh
chiếm và quân quản TDM trong thời gian 1961-
1962), cũng hiểu “thủ” là “giữ”; “dầu một” là một
loại cây nên đã dùng cụm từ Pháp để chuyển
nghĩa tên TDM “garde - un arbre” (garde: giữ
un arbre: một cây).
Riêng chữ “thủ” còn có người hiểu theo nghĩa
là “đầu”, đứng đầu như trong các từ kép “thủ
sở”, “thủ phủ” là nơi đặt trụ sở một đơn vị hành
chính. Trong “Kỷ yếu TDM - Bình Dương 300
năm hình thành...” (XB 1998), nhà nghiên cứu
địa bạ Nguyễn Đình Đầu giải thích địa danh
TDM: “Trong địa phận làng này xưa có thủ sở
gần cây dầu lớn nhất...” (trang 49).
Trên đây là một số giải thích về địa danh TDM.
Tuy việc làm này cần nên tiếp tục, nhưng đến
nay chúng ta cũng có thể đi đến một cách lý
giải, tiếp cận có nhiều cơ sở có thể thuyết phục
và chấp nhận được (phần lý giải này đã được
trình bày trong cuốn sách “Lối xưa đất Thủ” của
chúng tôi xuất bản 2009)
(4).
Chẳng hạn, tên gọi
“dầu một” hay là vùng có nhiều cây dầu lông,
dầu rái (miệt dầu). Việc dùng tên thảo mộc (cây
đặc sản hay đặc biệt) để tạo thành một địa
danh vẫn là cách thường thấy tại nước ta, nhất
là ở miền Nam. Thí dụ: các địa danh “Trảng
Bàng” (khoảng đất rộng có nhiều cây bàng), Gò
Vấp (gò có nhiều cây vấp, cây lim). Ngay ở thị
xã TDM có tên xóm Gò Cầy (gò có nhiều cây
cầy, cây Kơ-nia (?)). Còn tên đất liên quan đến
cây dầu rái (dầu lông) thì có nhiều, khá phổ
biến như tên huyện Gò Dầu (ở Tây Ninh), xóm
Suối Dầu (ở Nha Trang). Riêng ở TDM - Bình
Dương trước đây có rất nhiều cây dầu, ngày
nay loại cây này vẫn còn khá nhiều trên khu đồi
UBND Tỉnh ủy Bình Dương. Chắc rằng tên Dầu
Một và cả tên TDM bắt nguồn từ tên loài cây
này mà ra. Từ “Thủ” (là do có đồn binh để trấn
thủ hay đó là nơi “thủ sở”) ghép với từ “dầu
một” thành tên TDM đều có thể hợp lý, vì từ
xưa đến nay nơi đây luôn là lỵ sở của vùng đất
TDM - BD trước năm 1956 của tỉnh Sông Bé
sau ngày giải phóng cũng như tỉnh BD hiện nay.
• Địa danh TDM có từ bao giờ?
Đây là câu hỏi không dễ có được câu trả lời
chính xác, thỏa đáng. Vì thế, đến nay câu trả
lời đó vẫn còn bỏ trống, tất nhiên không được
nhầm lẫn các mốc thời điểm cụ thể rõ ràng
trong các quyết định thành lập các địa danh
đơn vị hành chính cấp hạt, tiểu khu, tỉnh TDM
với tên gọi dân gian TDM được hình thành từ
những đặc điểm riêng, tạo nên một địa danh
khó có tên thứ hai trùng lắp.
Tên gọi TDM có lẽ được hình thành từ một quá
trình lắp ghép các tên gọi dân gian quen thuộc
và chắc chắn có trước khi người Pháp đánh
chiếm vùng đất Biên Hòa - Bình An.
Đến năm 1869, lần đầu tiên tên TDM được đặt
cho một đơn vị hành chính cấp hạt: Hạt (tham
biện) TDM (1869-1876), tiếp theo là tiểu khu
(hành chính) TDM (1876-1889) rồi tỉnh TDM
(1889-1956).
Trả lời câu hỏi tên TDM có từ bao giờ, TS. Lê
Trung Hoa, một tác giả chuyên khảo về địa
danh cũng chỉ xác định được rằng tên TDM
phải có trước năm 1871(5)
. Có được sự xác
định này chắc là TS. Lê Trung Hoa đã dựa vào
một số cứ liệu trong một cuốn sách viết về lịch
sử đường phố Thi Sách ở quận I, TP.HCM, có
liên quan đến địa danh TDM như sau:
“...Đường nay thuộc loại xưa nhất Sài Gòn (...),
từ ngày 2-6-1871 đến 1877 đường đặt tên là
đường TDM (...). Năm 1955 đổi thành đường
Thi Sách”
(6)
. Nhưng như trên đã dẫn, ngay từ
năm 1869 (trước thời điểm TS. Hoa đưa ra đến -3-
2 năm) tên TDM đã được đặt cho một đơn vị
cấp hạt (hạt hành chính TDM 1869-1876).
Mới đây trên ấn phẩm “Thông tin khoa học và
đào tạo số 01-2010 của trường Đại học Thủ
Dầu Một, ở bài viết: “TDM tên gọi và lịch sử”,
tác giả, ThS. Sử học Vương Quốc Khanh có
đưa ra một số sử liệu và nhận định về thời
điểm xuất hiện địa danh TDM như sau: “Theo
truyền thuyết tên TDM có vào thế kỷ XVI, khi
nhà Nguyễn lập chính quyền ở đây”(?) (trang
28). Cách mấy dòng sau đó, tác giả đưa ra mấy
cứ liệu và khẳng định”. Thật ra, tên TDM ra đời
ngày 5-11-1876 (...) là một đơnvị hành chánh
tiểu khu (...). Đến ngày 20-12-1899, Toàn
quyền Đông Dương đổi tiểu khu ra thành tỉnh”
(trang 29).
Qua mấy nhận định trên đây, chúng tôi có đôi
điều muốn được trao đổi thêm với tác giả bài
báo. Và nhân đây xin trình bày cách lý giải có
thể xác định được thời điểm xuất hiện địa danh
TDM.
Theo tác giả bài báo là khó xác định thời điểm
trên vì “theo truyền thuyết tên TDM có vào thế
kỷ XVI”, nghĩa là vào một thời điểm nào đó
trong khoảng thời gian từ 1501 đến 1600 (điều
này sẽ trao đổi sau) và chỉ có thể biết đến TDM
như là một đơn vị hành chính cấp tiểu khu TDM
vào 1876. Nhưng nếu phải nói về đơn vị hành
chính TDM đầu tiên lẽ ra phải nhắc đến hạt
(tham biện) TDM xuất hiện từ năm 1869 trước
năm bài báo trên đã dẫn (1876) đến 7 năm.
Đáng nói hơn là thời điểm TDM trở thành đơn
vị hành chính cấp tỉnh (ngang hàng với tỉnh
Biên Hòa mà trước đó chỉ là một huyện của tỉnh
này) vào năm 1889 chứ không phải như tác giả
đã dẫn là năm 1899 (nếu đây không phải là lỗi
in ấn). Được biết tất cả tài liệu viết về TDM đều
ghi đó là năm 1889. Cũng theo bài viết “tên
TDM có vào thế kỷ XVI...”, chúng tôi cho rằng
đó là quãng thời gian quá sớm nếu so với quá
trình mở đất và định cư của cư dân miền ngoài
trên đất Đồng Nai - Gia Định lúc bấy giờ. Cũng
như việc xác định thời điểm “Nhà Nguyễn lập
chính quyền ở đây” vào thế kỷ XVI là hoàn toàn
không chính xác. Bởi lẽ đó là sự kiện lịch sử
quan trọng đã được ghi chép rõ ràng: “Năm
Mậu Dần (1698)... Chưởng cơ Nguyễn Hữu
Cảnh kinh lược Cao Miên đem xứ Đồng Nai đặt
huyện Phước Long và đặt dinh Trấn Biên”. (ĐN
NTC)
(7)
. Đất TDM sau này lúc bấy giờ nằm trên
địa bàn tổng Bình An thuộc huyện Phước Long,
dinh Trấn Biên nói trên.
Như vậy Nhà Nguyễn lập chính quyền ở đây
vào cuối thế kỷ XVII, chứ không phải vào thế kỷ
XVI như bài báo đã xác định.
• Có thể xác định được thời điểm xuất
hiện địa danh TDM
Chính cột mốc năm 1689, nhất là năm 1808
cho ta cơ sở để có thể xác định được thời điểm
hình thành tên gọi TDM. Cụm từ Thủ - Dầu Một
chỉ có thể hình thành khi hội đủ điều kiện có
thêm thành tố “thủ”, nghĩa là khi tại đây đã xây
dựng đồn bình để trấn giữ (thủ sở) hoặc đã trở
thành lỵ sở (thủ phủ) của vùng đất này. Được
biết “Dầu Một” là tên gọi dân gian của địa danh
Phú Cường như sách ĐNNTC đã ghi: “Chợ
Phú Cường ở thôn Phú Cường huyện Bình An,
tục danh chợ Dầu Một ở bên huyện lỵ” (sđd
tr.35). Còn đồn bình Bình An rất có thể được
xây dựng từ sau năm 1808, khi tổng Bình An
được nâng thành huyện. Theo sách ĐNNTC ở
phần “quan Tấn (đồn binh, Thủ sở để canh
giữ...) cho biết từ đầu đời Minh Mạng tại phủ
Phước Long có đặt các “thủ sở” (còn gọi là bảo,
hay pháo đài) để giữ nơi quan yếu” (sđd trg 31)
như bảo Phước Thắng (huyện Phước An - nay
là Vũng Tàu) lập 1838; Pháo đài Tả Định
(huyện Nghĩa An - nay là Thủ Đức) lập 1834;
Bảo đất Tam Kỳ (huyện Bình An, sau là TDM)
lập 1848. Riêng ở huyện Bình An có thêm đồn
Thị Tính (1823) “để trấn giữ man dâu” và đồn
Chơn Thành (1840)... Như vậy các đồn binh,
thủ sở đều thiết lập sau năm 1808.
Như vậy, cụm từ địa danh TDM xuất hiện sớm
nhất không thể trước năm 1808, tức là thời
điềm tổng Bình An được nâng thành huyện.
Quá trình hình thành địa danh TDM có thể diễn
tiến như sau. Lúc đầu tên Dầu Một (tục danh
của Phú Cường) được nhóm lưu dân người
Việt dùng để gọi một ngôi chợ (chợ Phú Cường)
hay một xóm thôn tại đây, khi đồn binh được
lập thì gọi là chợ Thủ rồi sau đó ghép thành tên
chợ TDM. Đến 1869 người Pháp thấy địa danh
này nói lên được đặc điểm của địa phương, lại
rất quen thuộc với cư dân nên họ dùng đặt tên
cho đơn vị hành chính đầu tiên là hạt TDM, rồi
sau đó là tỉnh TDM vào năm 1889. -4-
Địa danh TDM do lưu dân người Việt đặt ra,
muốn biết khoảng thời gian của địa danh này
xuất hiện vào lúc nào? (thế kỷ XVI như tác giả
bài báo khẳng định) chúng ta hãy điểm một số
cột mốc chính cuộc nam tiến của dân tộc.
Vào thời nhà Lê, đến cuối thế kỷ XVI, lãnh thổ
nước Đại Việt mới đến đèo Cù Mông (ranh giới
giữa tỉnh Phú Yên và Bình Định). Đến đầu TK
XVII “năm 1611 (...) Nguyễn Hoàng phát quân
đánh chiếm đất từ đèo Cù Mông đến Đại Lãnh
(...) lập thành phủ Phú Yên (Đào Duy Anh, lãnh
thổ nước Đại Việt và sự hình thành dân tộc
Việt)
(8)
. Non thế kỷ sau, chúa Nguyễn Phúc Chu
tiếp tục mở rộng lảnh thổ: “Năm 1697 lấy đất
Phan Rang và Phan Rí, đặt dinh Bình Thuận”
(sđd tr.461). Đây chính là vùng đất cực nam
miền Trung nước ta hiện nay.
Về thời điểm người Việt định cư lập thành xóm,
thôn đầu tiên ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định
vẫn chưa được các nhà nghiên cứu thống nhất
vì nói chung rất khó xác định. Trước 1698, hầu
hết di dân người Việt đến đây sống rải rác, xen
kẽ với cư dân bản địa. Từ khi Nguyễn Hữu
Cảnh lập các đơn vị hành chính đầu tiên (1698)
mới có những nhóm di dân đông đúc từ vùng
Ngũ Quảng được khuyến khích vào đây khai
khẩn vùng đất mới này. Sách “Lịch sử khai phá
vùng đất Nam bộ (XB 1987, tr.38, do Huỳnh
Lứa chủ biên) cho rằng chủ yếu “cuộc di dân
của người Việt diễn ra trong TK XVII
(9)
. Lê Bá
Thảo trong cuốn sách “Địa lý vùng đồng bằng
sông Cửu Long” cho biết: “Vùng quanh Sài Gòn
chỉ được khai phá và có dân dịnh cư vào năm
1672”
(10)
. Như thế “vùng quanh Sài Gòn” trong
đó có vùng Bình An - TDM đến nửa sau thế kỷ
XVII mới được khai phá và có dân định cư, làm
sao địa danh tiếng Việt như TDM (kể cả Dầu
Một) có thể xuất hiện vào thế kỷ XVI, vì đến
hàng trăm năm sau (1600-1808) các đơn vị
hành chánh cấp huyện cùng với các đồn bình
thủ sở mới thiết lập.
Tóm lại, tên gọi Thủ Dầu Một dã được nhiều
người tìm hiểu, có nhiều cách giải thích và vẫn
chưa có câu giải đáp hoàn toàn thỏa đáng,
được mọi người chấp nhận. Vì thế việc tìm hiểu
này cần nên tiếp tục. Từ suy nghĩ đó và nhân
có mấy bài báo, nhận định đã nêu, bài viết
ngắn này muốn được trao đổi thêm và đưa ra
một số cách tiếp cận như đã trình bày ở trên.
Hy vọng rằng cách tiếp cận, lý giải này góp
thêm một số cơ sở có sức thuyết phục nhiều
hơn, đặc biệt là phần thử xác định thời gian,
thời điểm xuất hiện các địa danh Dầu Một, TDM
mà lâu nay có thể nói gần như bỏ trống. Qua
đây, người viết cũng mong nhận được trao đổi,
phản hồi từ những người cùng quan tâm vấn
đề được nêu trên, cũng như những người cùng
yêu mến quê hương TDM - BD.
Chú thích:
1. Nhiều tác giả, Bình Dương, hương đất tình người,
NXB Trẻ 2006 (trang 187).
2. Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ “Việt Nam từ điển, Sài
Gòn TB 1970 (trang 260).
3. Vương Hồng Sển, Từ điển Tiếng nói miền Nam,
XB T.P.HCM 1997 (trang 645).
4. Nguyễn Hiếu Học, Lối xưa đất Thủ, NXB Trẻ 2009
(trang 11-14).
5. TC KTNN số 283/1998 mục Ai? Sao?
6. Nguyễn Thắng, Nguyễn Đình Tư, Đường phố
TP.HCM, XB 2001 (trang 110).
7. ĐNNTC Lục tỉnh Nam kỳ, dịch giả Tu Trai Nguyễn
Tạo (Tập Thượng TB1 1973, trang 2).
8. Đào Duy Anh, tác phẩm được tặng thưởng giải Hồ
Chí Minh, XBKHXH, trang 448.
9+10. Nhiều tác giả, Nam bộ đất và người, tập VI,
NXB TP.HCM, trang 84.
Nguồn: http://www.sugia.vn/
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013
Hình ảnh Thủ Dầu Một xưa (thời Pháp thuộc)
Mời các bạn xem những hình ảnh về Bình Dương đầu thế kỷ 20.
sông Bình dương-trên bến dưới thuyền.
những người Pháp đi săn hạ trại trong rừng.
Nhà 1 gia đình giàu có.
Đường SG-Thủ Dầu Một.
những người Pháp đi săn hạ trại trong rừng.
Bến đò ở chợ Lái Thiêu,nông dân chở sản vật bằng thuyền đi bán.
vườn dừa Thủ dầu Một.
Vườn cau TDM
1 góc phong cảnh TDM.
Mùa gặt lúa.
Cánh đồng miá cạnh đường rầy xe lủa
1 góc sông ở Lái Thiêu.
một góc chợ Thủ.
Lái Thiêu (bên kia sông)
Chợ gao Lái Thiêu.
Chợ Thủ.
dinh quan phó tham biện Tây.
1 Doanh trại của Pháp
Xe bò Hớn Quản.
Viên chức địa phương trong 1 ngày lễ ở Hớn Quản
Mặt tiền chùa Bà(nay vẫn còn).
Chùa Cô hồn.
Nhà mát trên sông dành cho quan lại Pháp.
Nhà 1 gia đình giàu có.
Đường SG-Thủ Dầu Một.
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
Củ cải - nhân sâm của người nghèo
Công dụng chữa bệnh và làm đẹp của củ cải trắng
>
> Tác dụng làm đẹp
Củ cải trắng"Nhân sâm bình dân"
Không chỉ là một loại rau củ khá phổ biến ở nước ta, củ cải trắng còn có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh và làm đẹp. Hãy cùng webphunu.net khám phá nhé.
>> Chữa nhiệt miệng bằng củ cải
Kết quả phân tích cho thấy, trong 100g củ cải có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C… Lá và ngọn củ cải còn chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitamin A, C.
Tác dụng chữa bệnh
Trong dân gian, củ cải từ lâu đã được dùng để chữa các chứng bệnh như:
Khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.
Chảy máu cam: Củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.
Lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.
Đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.
Đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.
Nước tiểu đục: Người bị nước tiểu đục do lo nghĩ nhiều, hoặc tửu sắc quá độ, lấy 200g củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy ngô thù du (có bán tại hiệu thuốc Bắc), đậy kín lại.
Hấp chín củ cải bằng chõ rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải sấy khô, tán bột cho thêm chút bột quấy đặc vào và viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 - 40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.
Viêm loét dạ dày: Với những người bị mắc bệnh viêm dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày, việc tiêu hóa thức ăn sẽ rất khó khăn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, hãy ăn nhiều củ cải đường. Các chất dinh dưỡng trong củ cải đường giúp thúc đẩy và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các chất xơ trong loại thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự hấp thu kẽm và khoáng chất. Khi bị cảm, thần kinh căng thẳng, cũng có thể dùng củ cải đường để điều trị.
> Tăng huyết áp: Với những người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, nên uống nước ép củ cải pha với mật ong để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị các loại bệnh này.
> > Mỏi cơ, đau khớp: Trong những ngày đông lạnh giá, nếu căn bệnh mỏi cơ bắp hoặc đau khớp ghé thăm, thì có thể lấy vỏ củ cải đắp trực tiếp lên chỗ đau hoặc bỏ vào một cái túi vải để chườm nóng. Lúc này, củ cải có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau.
> > Khống chế ung thư: Trong lá củ cải, hàm lượng vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Tác dụng chính của Vitamin C là phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư và đề phòng chống lão hóa, cũng như xơ cứng động mạch. Vì thế, việc uống trà bằng lá củ cải rất có tác dụng trong việc làm đẹp da.
Cách làm rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3 – 4 ngày. Lấy 30g lá cho vào nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sôi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống, có thể thêm vào một ít đường để dễ uống hơn.
>
> Tác dụng làm đẹp
Củ cải trắng còn là một trong những nguyên liệu được phụ nữ Nhật Bản sử dụng rất nhiều trong giữ dáng vào chăm sóc sắc đẹp.
Dưỡng ẩm cho làn da: Củ cải được cắt thành những lát mỏng và đem phơi khô để làm nguyên liệu cho nước tắm. Trước khi tắm, cho củ cải khô vào một túi vải và ngâm vào nước tắm nóng 15-20 phút rồi mới tắm. Các vitamin có trong củ cải sẽ thấm sâu vào làn da, khiến cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng. Trong những ngày mùa đông, loại nước tắm này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể.
Giảm béo: Uống nước ép củ cải trước bữa ăn cũng được phụ nữ Nhật Bản thường xuyên sử dụng để có vóc dáng thon gọn. Loại nước ép này giúp giảm béo hiệu quả mà không cần phải ăn kiêng hoặc hạn chế lượng thức ăn.
>
>
> Giúp da mặt trắng hồng: Đắp mặt nạ có nguyên liệu từ củ cải cũng là một trong những cách tiến gần đến giấc mơ sở hữu làn da đẹp. Mặt nạ củ cải, rau diếp cá sẽ giúp da mặt trắng hồng, rạng rỡ và đặc biệt là hết khô nẻ trong những ngày đông.
> Cách làm rất đơn giản chỉ cần xay hoặc dùng nước ép rau diếp cá và nước ép củ cải trộn với nhau, đắp lên mặt trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ đem lại làn da bất ngờ đáng mơ ước đấy. Nếu có bị cháy nắng thì nước ép củ cải và mật ong sẽ là phương pháp tuyệt vời để xoa dịu đi những vết rám nắng trên da.
> > Một chậu nước rửa mặt mỗi ngày có pha nước ép củ cải cũng là cách để đem lại một làn da khỏe mạnh và một cảm giác thật dễ chịu, nhẹ nhàng không chỉ cho làn da mà cho cả tinh thần.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)